Hỏi đáp về đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

Mục lục bài viết

  1. Thứ nhất về tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
  2. Thứ hai về việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả

[Nguyễn Hữu Thọ - Lâm Đồng] Chào Công ty Luật Gia Phát! Một năm trước tôi có sáng tác một bài thơ ca ngợi quê hương tôi. Xin hỏi bài thơ này của tôi có được nhà nước bảo hộ quyền tác giả không? Tôi có bắt buộc phải đăng ký bản quyền tác giả không?

Luật Gia Phát xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Thứ nhất về tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009) quy định rất rõ về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Theo đó, các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: 
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; 
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; 

+ Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. 

Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên bài thơ do chính bạn sáng tác là tác phẩm được pháp luật bảo hộ quyền tác giả.

Thứ hai về việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009) quy định như sau: Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009) quy định như sau:

+ Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả.

+ Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

Như vậy, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, việc đăng ký quyền tác giả là không bắt buộc.Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích, đặc biệt trong trường hợp xảy ra tranh chấp, nếu bạn đã đăng ký và có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, bạn sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình.

Trên đây là tư vấn và các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề mà bạn quan tâm. Trường hợp còn thắc mắc về liên quan đến quyền tác giả, thủ tục đăng ký quyền tác giả, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý tốt nhất.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Địa chỉ: P603 - B3A KĐT Nam Trung Yên, đường Mạc Thái Tổ, P.Trung Hòa, Q. Cầu Giấy,TP Hà Nội. 

Hotline: 098.1214.789

Emailluatgiaphat@gmail.comWebsite: luatgiaphat.com . luatgiaphat.vn

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT