Hiện nay, từ giao dịch nhỏ đến các giao dịch lớn, người dân đều phải đóng một khoản thuế, phí nhất định.Thực tế vẫn còn không ít người nhầm lẫn, chưa biết cách phân biết thuế, phí và lệ phí. Vậy làm thế nào để phân biệt những khoản thu này? Cùng Luật Gia Phát tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019: “Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.”
Thuế là khoản đóng góp mang tính quyền lực, chiếm đến 90% nguồn thu ngân sách nhà nước. Nếu không thu thuế, nhà nước sẽ không thể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Thuế là một trong các khoản thu không phải bồi hoàn trực tiếp mà cá nhân, tổ chức bắt buộc phải nộp cho nhà nước để phục vụ mục đích chung của toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
VD: Thuế GTGT, TNDN,...
Điều 3 Luật phí và lệ phí 2015: “Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.”
VD: Phí sát hạch lái xe, phí tham quan…
Điều 3 Luật phí và lệ phí 2015: “Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này.”
VD: Lệ phí cấp căn cước công dân, lệ phí trước bạ
Đều là những khoản thu mang tính pháp lý mà các cá nhân, doanh nghiệp phải nộp để đóng góp cho NSNN
Tiêu chí |
Thuế |
Phí |
Lệ phí |
Khái niệm |
Là khoản thu có tính chất cưỡng chế mà Nhà nước yêu cầu các cá nhân, tổ chức phải nộp cho NSNN khi đáp ứng những điều kiện nhất định. Đây là khoản thu không có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho các đối tượng nộp thuế |
Là khoản tiền mà các cá nhân, tổ chức phải trả nhằm bù đắp cơ bản chi phí và có tính chất phục vụ khi được các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công |
Là khoản thu vừa có ý nghĩa động viên sự đóng góp NSNN, vừa có mục đích phục vụ cho người nộp lệ phí khi thực hiện một số thủ tục hành chính |
Vai trò |
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Là nguồn tài chính chủ yếu bảo đảm hoạt động của các quan nhà nước. |
Phí và lệ phí là những khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (khoản thu phụ). Chủ yếu để bù đắp chi phí khi Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc tổ chức khác cung cấp dịch vụ công hoặc thực hiện công việc quản lý nhà nước. |
|
Ưu điểm |
Được xác định dựa trên nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là mức thu nhập của người nộp thuế Đảm bảo tính công bằng xã hội |
Người nộp phí, lệ phí được hưởng phần lợi ích của dịch vụ Giúp cho NSĐP và nhà nước có thêm nguồn thu từ những người ở nơi khác đến |
|
Nhược điểm |
Có thể tạo ra gánh nặng cho các doanh nghiệp, cá nhân |
Luôn ở mức cố định nên sẽ gây bất lợi đối với những người có thu nhập thấp Chi phí tuân thủ và chi phí quản lý quá cao |
|
Cơ sở pháp lý |
Pháp lệnh, Nghị quyết, các luật thuế |
Luật phí và lệ phí 2015 |
Luật phí và lệ phí 2015, Quyết định, Nghị định của HĐND cấp tỉnh, Bộ trưởng BTC, CP, UBTVQH |
Mục đích |
Mỗi loại thuế phục vụ một mục đích khác nhau |
Nhằm bù đắp cơ bản chi phí và có tính chất phục vụ khi được các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công |
Không dùng để bù đắp chi phí |
Tính bắt buộc |
Bắt buộc đối với cơ quan thu thuế và đối tượng phải nộp thuế |
Chỉ bắt buộc nếu người nộp phí/ lệ phí trực tiếp thừa hưởng dịch vụ được cung cấp bởi Nhà nước |
|
Tính đối giá và hoàn trả trực tiếp |
Không có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Thuế sẽ được hoàn trả gián tiếp qua các hoạt động đáp ứng lợi ích người nộp: phúc lợi XH, xây dựng cơ sở hạ tầng |
Có tính đối giá rõ ràng và hoàn trả trực tiếp cho người nộp phí và lệ phí thông qua kết quả thực hiện dịch vụ công. VD: Nộp lệ phí xin Giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài sản gắn liền với đất thì người nộp sẽ được cấp Giấy chứng nhận mang tên mình |
|
Phạm vi áp dụng |
Không giới hạn, hầu hết mọi cá nhân, tổ chức đều phải nộp thuế, không phân biệt đơn vị hành chính lãnh thổ. |
Quy định cụ thể với từng địa phương, địa bàn. Mức thu do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định |
|
Chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận |
Cơ quan thuế nhà nước (Tổng cục thuế, Chi cục thuế) |
Cơ quan nhà nước Đơn vị sự nghiệp công lập Tổ chức, cơ quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao việc cung cấp dịch vụ công |
Cơ quan nhà nước |
Nguyên tắc xác định mức thu |
Dựa trên nhiều yếu tố: - Thu nhập bình quân đầu người trong cả nước - Tình hình ngân sách của nhà nước - Tình hình phát triển kinh tế quốc gia |
Được xác định cơ bản đảm bảo bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ Ngoài ra còn cân nhắc một số yếu tố: - Sự bình đẳng, công khai, minh bạch, công bằng về quyền và nghĩa vụ công dân - Chính sách phát triển kinh tế XH của quốc gia theo từng thời kỳ |
Được quy định từ trước, không có mục đích bù đắp chi phí Có mục đích đảm bảo sự bình đẳng, công khai, minh bạch, công bằng về quyền và nghĩa vụ công dân Riêng đối với lệ phí trước bạ sẽ được áp dụng dựa trên tỉ lệ phần trăm giá trị tài sản |
Trên đây là sự khác biệt của thuế, phí và lệ phí.
Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Email: ceo@luatgiaphat.vn
Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn