Bạn là nhạc sĩ? Bạn đang ấm ủ ý định sáng tác âm nhạc? Bạn băn khoăn không biết tác phẩm âm nhạc của mình có được Pháp luật bảo hộ hay không? Điều kiện để bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc được quy định như thế nào?
Cùng Luật Gia Phát tìm hiểu thông tin về điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong nội dung bài viết dưới đây:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009, 2019 quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 22/2018, tác phẩm âm nhạc được định nghĩa như sau: Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.
Theo Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009, 2019, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
Tác phẩm báo chí;
Tác phẩm âm nhạc;
Tác phẩm sân khấu;
Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
Tác phẩm nhiếp ảnh;
Tác phẩm kiến trúc;
Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định trên nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Tác phẩm được bảo hộ quy định trên phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Như vậy, tác phẩm âm nhạc là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009, 2019: Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Như vậy, khi nào người nhạc sĩ tiến hành thể hiện tác phẩm âm nhạc của mình dưới dạng hình thức, vật chất nhất định như viết giai điệu, nốt nhạc trên giấy, trên máy tính,… thì quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc sẽ phát sinh.
Tại khoản 1 Điều 8 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009, 2019 có quy định: Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh. Do đó, để một tác phẩm được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả thì ngoài việc được được sáng tạo và được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định thì nội dung của tác phẩm đó còn phải không trái đạo đức xã hội, trật tự công cộng, không gây hại cho quốc phòng, an ninh.
Như vậy, đối với một tác phẩm âm nhạc điều kiện để được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả bao gồm:
Là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả;
Được sáng tạo và thể hiện dưới dạng một hình thức vật chất nhất định;
Nội dung không trái đạo đức xã hội, trật tự công cộng, không gây hại cho quốc phòng, an ninh.
Là một trong những công ty tư vấn luật hàng đầu cả nước với bề dày nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi xin cam kết và đảm với Quý khách hàng sẽ giúp Quý khách hàng hoàn tất các thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng, tiết kiệm nhất.
Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Email: ceo@luatgiaphat.vn
Website: luatgiaphat.vn