Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 và 2022;
Nghị định 17/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 04 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo quy định tại Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:
- Truyện, thơ, câu đố;
- Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
- Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;
- Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.
Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
- Người nộp đơn đăng ký quyền tác giả nói chung hay người nộp đơn đăng ký bản quyền tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nói riêng chính là các tác giả, các chủ sở hữu quyền tác giả, quyền tác phẩm điện ảnh nộp trực tiếp (đồng tác giả, đồng chủ sở hữu) hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022 và khoản 1 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
- Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022, tác giả, các chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu) bao gồm:
+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
...
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả về cơ bản cần chuẩn bị theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả;
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả tác phẩm;
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
- Bản mô tả, tóm tắt chi tiết tác phẩm (Đóng quyển);
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu (nếu tác phẩm có đồng tác giả hoặc quyền tác giả thuộc sở hữu chung);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Các đầu hồ sơ khác sẽ theo yêu cầu của Cục bản quyền tác giả.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Công tác chuẩn bị hồ sơ sẽ được chuẩn bị với các thành phần như đã nêu phía trên với số lượng hồ sơ là 01 bộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh trực tiếp tại một trong các địa chỉ sau:
Cục Bản quyền tác giả TP. Hà Nội (Số 33, ngách 2, ngõ 294 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội);
Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả TP. Hồ Chí Minh (170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh)
Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả TP. Đà Nẵng (01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng)
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu) cư trú hoặc có trụ sở.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Thời hạn giải quyết xin cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm là 15 ngày kể từ ngày nhận hộ sơ hợp lệ và phải đóng phí Nhà nước cho việc xin cấp giấy chứng nhận.
Nếu tác phẩm không bị trùng lặp, sao chép, không vi phạm pháp luật, không vi phạm về các yếu tố thuần phong mỹ tục của dân tộc thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (đồng tác giả, đồng chủ sở hữu) sẽ được Cục bản quyền tác giả cấp sau 15 ngày. Trong trường hợp bị từ chối thì Cục bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Email: ceo@luatgiaphat.vn
Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn