Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm điện ảnh

Mục lục bài viết

  1. 1. Căn cứ pháp lý
  2. 2. Tác phẩm điện ảnh là gì?
  3. 3. Người nộp đơn đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh
  4. 5. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả tác phẩm điện ảnh
  5. 6. Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh

Để có được một tác phẩm điện ảnh cần phải có sự kết hợp của các yếu tố như hình ảnh động, âm thanh và các yếu tố khác theo ngôn ngữ điện ảnh. Để hoàn thiện tác phẩm, cần có sự sáng tạo và kỹ thuật cao, kèm theo đó là một đội ngũ chuyên nghiệp. Vì vậy, bảo vệ quyền tác giả cho tác phẩm điện ảnh là điều vô cùng quan trọng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và thu lợi nhuận từ giá trị mà tác phẩm mang lại. Do đó, bài viết sau đây của Luật Gia Phát sẽ cung cấp các bước cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm điện ảnh. 

1. Căn cứ pháp lý

Luật Điện sửa đổi 2009, sửa đổi bổ sung 2013, 2018, 2020;

Luật Điện ảnh 2022;

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 và 2022;

Nghị định 17/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 04 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;

Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Tác phẩm điện ảnh là gì?

- Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009, sửa đổi bổ sung 2013, 2018, 2020 quy định: “Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.”

- Tuy nhiên trong Luật điện ảnh 2022 mới nhất thì không còn đề cập đến khái niệm “Tác phẩm điện ảnh” nữa. 

3. Người nộp đơn đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh

- Người nộp đơn đăng ký quyền tác giả nói chung hay người nộp đơn đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh nói riêng chính là các tác giả, các chủ sở hữu quyền tác giả, quyền tác phẩm điện ảnh nộp trực tiếp (đồng tác giả, đồng chủ sở hữu) hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022 và khoản 1 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.

- Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022, tác giả, các chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác phẩm điện ảnh (đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu) bao gồm:

+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam; 

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; 

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Các loại hình tác phẩm điện ảnh

Tác phẩm điện ảnh được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, theo đó:

Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh, bao gồm:

- Phim là loại hình tác phẩm điện ảnh phổ biến nhất, bao gồm các thể loại:

+ Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại phim khác;

+ Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim;

+ Phim video là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật video, được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua thiết bị video;

+ Phim kỹ thuật số là phim được sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật số được ghi lại dưới dạng các tập dữ liệu tin học lưu trong đĩa số, ổ cứng, băng từ và các vật liệu lưu trữ thông tin số khác để phát thông qua thiết bị kỹ thuật số;

+ Phim truyền hình là phim video, phim kỹ thuật số để phát trên sóng truyền hình;

Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim video, phim kỹ thuật số hoặc được in sang từ phim nhựa.

- Ngoài tác phẩm phim, còn một số loại hình tác phẩm liên quan trực tiếp đến tác phẩm điện ảnh như: Kịch bản phim, kịch bản phân cảnh, nhạc phim, logo poster phim… Mỗi loại hình tác phẩm này đều có thể được bảo hộ quyền tác giả riêng biệt.

5. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả tác phẩm điện ảnh

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả về cơ bản cần chuẩn bị theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm:

- Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả;

- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả tác phẩm điện ảnh;

- Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;

- Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;

- Bản mô tả, tóm tắt chi tiết tác phẩm điện ảnh (Đóng quyển);

- Bản sao ghi thành đĩa tác phẩm điện ảnh (Đóng quyển);

- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu (nếu tác phẩm có đồng tác giả oặc quyền tác giả thuộc sở hữu chung);

- Chứng từ nộp phí, lệ phí;

- Các đầu hồ sơ khác sẽ theo yêu cầu của Cục bản quyền tác giả.

6. Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Công tác chuẩn bị hồ sơ sẽ được chuẩn bị với các thành phần như đã nêu phía trên với số lượng hồ sơ là 01 bộ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh trực tiếp tại một trong các địa chỉ sau:

Cục Bản quyền tác giả TP. Hà Nội (Số 33, ngách 2, ngõ 294 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội);

Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả TP. Hồ Chí Minh (170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh)

Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả TP. Đà Nẵng (01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng)

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu) cư trú hoặc có trụ sở.

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh

Thời hạn giải quyết xin cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm là 15 ngày kể từ ngày nhận hộ sơ hợp lệ và phải đóng phí Nhà nước cho việc xin cấp giấy chứng nhận. Đối với tác phẩm điện ảnh thì phải nộp mức phí là 500.000 đồng/ Giấy chứng nhận.

Nếu tác phẩm không bị trùng lặp, sao chép, không vi phạm pháp luật, không vi phạm về các yếu tố thuần phong mỹ tục của dân tộc thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (đồng tác giả, đồng chủ sở hữu) sẽ được Cục bản quyền tác giả cấp sau 15 ngày. Trong trường hợp bị từ chối thì Cục bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT