Chào bạn, đối với câu hỏi của bạn, Luật Gia Phát xin trả lời như sau:
Quyền tác giả là một trong những quyền sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ kể từ khi tác phẩm tồn tại dưới một dạng vật chất nhất định như bản viết tay, bản code trên máy tính… Để hưởng quyền này, tác giả, chủ sở hữu không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, vì sao Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành vẫn quy định. Việc đăng ký này có lợi ích gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009) thì: Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.
Cũng theo quy định pháp luật hiện hành, đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Do đó, tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả thì đều được hưởng các quyền tác giả như nhau. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và hữu ích ở Việt Nam hiện nay.
Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu hồ sơ hợp lệ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sau khi được cấp giấy chứng nhận này, không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Bên cạnh đó, việc hưởng quyền tác giả cũng được thực hiện một cách dễ dàng. Ví dụ như khi chủ sở hữu muốn chuyển nhượng quyền tác giả, một trong những căn cứ xác thực nhất để người nhận chuyển nhượng tin tác phẩm thuộc sở hữu của tác giả là giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Từ đó, việc chuyển nhượng cũng như các thủ tục chuyển nhượng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Ngược lại, trường hợp tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không đăng ký quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra các chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Trong nhiều trường hợp, khi mà người khác đã có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình đối với tác phẩm là rất khó khăn, thậm chí không thể chứng minh được.
Để đăng ký quyền tác giả, việc chuẩn bị hồ sơ hợp lệ là quan trọng nhất. Vì đây là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hay không. Theo đó, hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
+ 02 bảo sao tác phẩm được đăng ký bản quyền
+ Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp đơn là người được uỷ quyền;
+ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn;
+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu trong trường hợp quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Có thể thấy, thủ tục đăng ký quyền tác giả sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với việc không thực hiện thủ tục. Hơn hết, việc thực hiện thủ tục lại không nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, để chủ động trong việc hưởng các quyền tác giả từ tác phẩm do mình tạo nên hoặc thuộc sở hữu của mình, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên nhanh chóng thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả để được hưởng trọn vẹn nhất các quyền tác giả theo quy định pháp luật.
Để được tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Mọi thông tin chi tiết có thể xem tại website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn
Luật Gia Phát – Niềm tin pháp lý doanh nghiệp!