Sao chép tin tức báo chí từ các trang báo có vi phạm bản quyền không?

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của internet chúng ta ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với các thông tin, cách trang báo mạng, các mạng xã hội… những việc như sao chép, truyền bá, trích dẫn những tin tức được thực hiện thường xuyên tuy nhiên đây có được coi là hành vi xâm phạm đối với quyền tác giả của người viết bài không. Luật Gia Phát xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại điều 15 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì:

Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Theo quy định của pháp luật thì những tin tức thời sự thuần túy đưa tin thì không phải đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên để có thể hiểu thế nào là tin tức thời sự thuần túy đưa tin thì theo quy định tại khoản 1 điều 19 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ thì:

Tin tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo

Như vậy với những trường hợp sao chép tin tức từ những trang báo chỉ mang tính đơn thuần là cập nhật tin tức, thời sự không có tính sáng tạo mà chỉ nhằm mục đích đưa tin đến người đọc thì sẽ không được bảo hộ quyền tác giả.

Tuy nhiên với những bài báo mang tính chất cá nhân, được người viết chăm chút, nghiên cứu, thổi hồn vào đấy, hay sử dụng những âm thanh, hình ảnh mang tính cá nhân đọc quyền vào đấy nhằm thu hút người đọc thì những hành vi như sao chép, sử dụng không được sự cho phép của tác giả là những hành vi vi phạm quy định pháp luật, xâm phạm đến quyền tác giả vì đó không được coi là những tin tức thời sự thuần túy.

Tuy nhiên nếu việc sử dụng bản sao chép vào những trường hợp quy định tại điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ thì không bị coi là vi phạm quyền tác giả, bao gồm:

  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
  • Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
  • Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
  • Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
  • Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu
  • Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy
  • Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
  • Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
  • Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Để được tư vấn miễn phí và kịp thời vui lòng liên hệ

Hotline: 098.1214.789

Hoặc luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

Luật Gia Phát – Sự lựa chọn tuyệt với cho doanh nghiệp !

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT