Hỏi đáp về thời hạn bảo hộ quyền tác giả

[Trần Linh Nhi – Nam Định] Chào Luật Gia Phát, tôi có câu hỏi nhờ Công ty Luật giải đáp như sau: "Bố tôi là một nhạc sĩ, cho đến hiện tại ông có khá nhiều sáng tác cho thiếu nhi được phổ biến rộng rãi. Gần đây, tôi thấy xuất hiện một số tác phẩm đạo, nhái các sáng tác của ông. Vì vậy, xin nhờ Luật Gia Phát giải đáp, bố tôi chưa hề đăng ký quyền tác giả tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy những sáng tác của ông có được Nhà nước bảo vệ không? Tôi xin cảm ơn!

Chào bạn, đối với câu hỏi của bạn, Luật Gia Phát xin giải đáp cho bạn như sau:

Quyền tác giả là một trong những quyền sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ, được ghi nhận trong luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật Dân sự, pháp luật có liên quan và các văn bản pháp luật dưới luật. Để hưởng các quyền này, việc thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền không phải là thủ tục bắt buộc. Một tác phẩm chỉ cần được định hình dưới một dạng vật chất nhất định như bản vẽ, bản viết… thì tác giả đã được hưởng quyền tác giả rồi.

Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào cũng được pháp luật và nhà nước bảo hộ quyền tác giả. Mà nhà nước chỉ bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm sau:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng ký tự;
+ Bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác; 

+ Tác phẩm báo chí, âm nhạc, sân khấu; 
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;

+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; 
+Tác phẩm nhiếp ảnh; 
+Tác phẩm kiến trúc; 
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; 
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; 
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu;

+ Tác phẩm phái sinh trong trường hợp tác phẩm không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. 

Đối chiếu với phân tích trên, có thể thấy, các sáng tác âm nhạc của bố bạn là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Do vậy, chỉ cần các sáng tác này được định hình dưới một dạng vật chất nhất định và bố bạn chứng minh được thì ông hoàn toàn có quyền đối với những tác phẩm này.

Trong đó, thời hạn được hưởng các quyền mà tác giả được hưởng đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tạo được quy định như sau:

+ Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, quyền được nêu tên thật/bút danh khi công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

+ Còn đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên hoặc kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình;

+ Tác phẩm không thuộc loại hình quy định ở trên sẽ có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ áp dụng đối với tác giả sống lâu nhất.

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bố bạn, trường hợp bố bạn đủ điều kiện để được nhà nước bảo hộ quyền tác giả, bố bạn hoàn toàn được hưởng các quyền nhân thân và tài sản nêu trên. Đối với bất kỳ các hành vi đạo, nhái tác phẩm do bố bạn sáng tác, ông hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ các quyền của ông đối với tác phẩm của mình.

Công ty Luật Gia Phát với đội ngũ Luật sư và cộng sự chuyên nghiệp, năng động trong tư vấn pháp luật doanh nghiệpđăng ký bản quyền tác giả và thực hiện các thủ tục cấp phép… Chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí và cung cấp tới quý khách hàng các dịch vụ pháp lý tốt nhất. Mọi chi tiết xin liên hệ hotline 098.1214.789.

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT