Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh phù hợp với những loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ. Việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đang là nhu cầu phổ biến tại Việt Nam. Do đó, Luật Gia Phát xin cung cấp tới khách hàng những thông tin về thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Hộ kinh doanh cá thể là mô hình do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Chủ hộ kinh doanh là cá nhân đăng ký hộ kinh doanh hoặc người được ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh.
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp: bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam,…
Lưu ý: Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp thì không cần đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
- Về cách đặt tên: Tên của hộ kinh doanh bao gồm 2 thành tố: Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh. Khi đặt tên cần lưu ý không sử dụng cụm từ “công ty” hay “doanh nghiệp”, không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Ví dụ: Hộ kinh doanh Gia Phát
- Về địa điểm đăng ký kinh doanh: Hộ kinh doanh có thể đăng ký kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải có địa điểm để đăng ký trụ sở kinh doanh.
- Về vốn điều lệ: Đăng ký thành lập Hộ kinh doanh không yêu cầu số vốn tối thiểu hay tối đa, tuy nhiên, hộ doanh nghiệp phải cân nhắc về tính rủi ro khi đăng ký số vốn lớn. Ngoài ra, cơ quan thuế sẽ dựa vào số vốn để áp dụng mức thuế hàng tháng nên hộ kinh doanh không nên đăng ký số vốn cao.
- Về số lượng lao động: Hiện nay pháp luật không còn giới hạn số lượng lao động của hộ kinh doanh.
- Về ngành nghề kinh doanh: Hộ kinh doanh có thể đăng ký kinh doanh những ngành nghề không bị cấm đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì hộ kinh doanh phải đáp ứng đủ điều kiện để kinh doanh ngành nghề đó.
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh (nếu có);
Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh (nếu có).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hộ kinh doanh sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cấp bởi Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Trên đây là các thông tin Luật Gia Phát cung cấp về việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Nếu vẫn còn thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Gia Phát để nhận được tư vấn về dịch vụ của chúng tôi.
Để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ:
Công ty luật TNHH Gia Phát
Số điện thoại liên hệ: 0981.214.789
Email: ceo@luatgiaphat.vn
Website: luatgiaphat.vn/luatgiaphat.com