Đăng ký mã số mã vạch 2022

Mục lục bài viết

  1. Khái quát về đăng ký mã số mã vạch
  2. Các loại mã số mã vạch được cấp và quản lý
  3. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Hiện nay, tất cả các sản phẩm trên thị trường đều gắn liền với mã số mã vạch. Doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm ra thị trường cần phải thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm. Thủ tục đăng ký mã số mã vạch là thủ tục bắt buộc nhằm dễ dàng kiểm soát hàng hóa trên thị trường và còn nhiều lợi ích nó mang đến. Bài viết này sẽ cung cấp tới khách hàng các thông tin về thủ tục đăng ký mã số mã vạch.

Khái quát về đăng ký mã số mã vạch

Đăng ký mã số mã vạch là thủ tục mà các cá nhân, tổ chức đăng ký với cơ quan nhà nước để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch, từ đó, cá nhân, tổ chức tiến hành đưa mã số mã vạch vào in trên từng sản phẩm để sử dụng.

Theo pháp luật quy định, mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức; mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được. Việc đăng ký mã số mã vạch mang lại rất nhiều lợi ích khi đưa sản phẩm ra thị trường, cụ thể là:

  • Giúp phân biệt được sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau;

  • Giúp người tiêu dùng thông qua mã số mã vạch có thể tra cứu được các thông tin về sản phẩm;

  • Giúp cá nhân, tổ chức thuận lợi trong việc quản lý, sắp xếp, phân lại hàng hóa;

  • Giúp tăng năng suất trong hoạt động thanh toán, xuất hóa đơn;

  • Giúp phục vụ cho hoạt động trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

Các loại mã số mã vạch được cấp và quản lý

Mã doanh nghiệp (GCP): Là mã để các doanh nghiệp phân bổ sản phẩm của mình

  • Mã GCP-7: dùng khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 10.000 dưới 100.000 loại sản phẩm;

  • Mã GCP-8: dùng khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 1000 dưới 10.000 loại sản phẩm;

  • Mã GCP-9: dùng khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 100 dưới 1000 loại sản phẩm;

  • Mã GCP-10: dùng khi đăng ký tổng chủng loại dưới 100 loại sản phẩm.

Mã số địa điểm toàn cầu (GLN): là mã dùng để phân định địa điểm công ty, chi nhánh, kho hàng.. của doanh nghiệp, được sử dụng trong trao đổi dữ liệu điện tử hoặc phục vụ quá trình truy xuất nguồn gốc. Mỗi mã GLN chỉ được cấp cho một địa điểm, pháp nhân duy nhất.

Mã số rút gọn EAN-8: được sử dụng trên các sản phẩm có kích thước rất nhỏ.

Sau khi được cấp mã số doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tự lập các loại mã số mã vạch sau để sử dụng:

  • Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN);

  • Mã số địa điểm toàn cầu (GLN);

  • Các loại mã số cho đơn vị hậu cần, tài sản hoặc đối tượng khác có nhu cầu sử dụng.

Lưu ý: Cá nhân, tổ chức khi đăng ký sử dụng mã số mã vạch phải lưu ý các hành vi sử dụng trái phép mã số mã vạch có thể bị xử phạt hành chính lên đến tối đa 20.000.000 đồng.

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Hồ sơ đăng kí mã số mã vạch bao gồm:

  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch (02 bản);

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác;

  • Bản Đăng ký doanh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (02 bản).

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. trong thời hạn 5-7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cá nhân, tổ chức đăng ký sẽ được cấp mã số mã vạch.

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp về thủ tục đăng ký mã số mã vạch. Nếu khách hàng có thắc mắc khác xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Gia Phát để được tư vấn về dịch vụ của chúng tôi.

Để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ:

Công ty luật TNHH Gia Phát

Số điện thoại liên hệ: 0981.214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.vn/luatgiaphat.com

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT