Xã hội càng phát triển thì các sản phẩm trí tuệ càng đóng vai trò quan trọng và cần được bảo vệ. Sự phát triển về bảo vệ tài sản trí tuệ không những bảo vệ quyền cơ bản của các cá nhân, tổ chức tạo ra tài sản trí tuệ đó mà còn thể hiện hướng phát triển văn minh của một quốc gia. Hiện nay nước ta mặc dù pháp luật đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng nhưng nhìn chung lĩnh vực này vẫn chưa được chú trọng. Tình trạng vi phạm bản quyền, vi phạm quyền tác giả vẫn còn rất phổ biến và dường như những chủ thể vi phạm vẫn chưa ý thức được đó là hành vi vi phạm. Đặc biệt trong lĩnh vực in ấn, xuất bản phổ biến nhất là hiện tượng photocopy các ấn phẩm, tác phẩm, sách một cách tràn lan mà không xin phép cũng như không được sự đồng ý của tác giả để sử dụng vào mục đích kinh doanh. Vậy trước hết nên hiểu quyền tác giả là gì?
Tại sao phải đăng kí bảo hộ quyền tác giả
Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT đã định nghĩa: “quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Như vậy, quyền tác giả có thể coi là một tài sản trí tuệ vô hình mà chủ sở hữu có được đối với một tác phẩm. Nếu như trong quyền sở hữu tài sản, chủ sở hữu có thể tự bảo vệ tài sản hữu hình của mình bằng việc sử dụng các quyền năng của quyền sở hữu thì đối với tài sản là quyền tác giả, do tính chất vô hình của nó mà tác giả hay chủ sở hữu không có khả năng tự bảo vệ đối với tài sản vô hình đó.
Việc đăng ký quyền tác giả không phát sinh quyền tác giả mà quyền này đã phát sinh ngay khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới 1 hình thức vật chất nhất định. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là nếu không đăng ký bản quyền thì tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm sẽ không thể bảo vệ được những tài sản vốn dĩ thuộc về mình và “bó tay” trước những hành vi xâm hại quyền tác giả của các cá nhân, tổ chức khác.
Làm thế nào để đăng ký bản quyền tác giả?
Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
Tờ khai đăng ký quyền tác giả: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm, thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Nơi nhận hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả: Cục bản quyền tác giả.
Dịch vụ của Luật Gia Phát:
- Tư vấn khách hàng về thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả;
- Giúp đỡ khách hàng trong việc soạn thảo hồ sơ;
- Đại diện khách hàng trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan;
- Gửi kết quả nhanh nhất cho khách hàng;
- Hỗ trợ khách hàng sau dịch vụ.
-Hỗ trợ khách hàng sau dịch vụ
Mọi chi tiết xem thêm tại:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn