Thị thực và hộ chiếu là hai khái niệm và thuật ngữ khác nhau, nhưng thường bị nhầm lẫn bởi nhiều người vì chúng thường đi kèm nhau và được sử dụng cho mục đích nhập cảnh, xuất cảnh và lưu trú ở nước ngoài. Tuy nhiên, chúng là hai loại tài liệu hoàn toàn khác nhau về mục đích và chức năng. Bài viết dưới đây của Luật Gia Phát sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điểm khác biệt của hai loại giấy tờ này.
- Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014;
- Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được 2019;
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023.
Căn cứ tại khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì “Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam”.
Từ đó có thể rút ra định nghĩa cụ thể về thị thực hay còn được gọi là visa xuất nhập cảnh, đây là giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp cho công dân nước khác. Cá nhân có visa sẽ được phép xuất, nhập cảnh vào quốc gia đã cấp visa cho mình.
Đây chính là loại giấy tờ “bắt buộc” người nước ngoài cần phải có trước khi tiến hành các thủ tục để hợp pháp nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên, nhằm thúc đẩy sự hợp tác phát triển về nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, y khoa, nghiên cứu khoa học … thì Việt Nam đã ban hành chính sách miễn thị thực cho công dân của 22 quốc gia trên thế giới.
Tùy mục đích xuất nhập cảnh mà visa sẽ có những ký hiệu riêng, chẳng hạn visa du lịch ký hiệu là DL, visa du học ký hiệu là DH, visa cho người lao động ký hiệu là LĐ, visa thăm thân ký hiệu là TT hoặc VR… Đồng thời, căn cứ vào mục đích xuất nhập cảnh mà thời hạn cấp visa cũng sẽ khác nhau.
Tùy theo quy định của mỗi quốc gia mà cách phân loại kèm tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như:
- Nếu phân loại theo visa di dân và visa không di dân:
+ Visa di dân: Visa dùng để nhập cảnh hoặc để định cư theo diện đầu tư, bảo lãnh…;
+ Visa không di dân: Visa dùng để nhập cảnh trong một khoảng thời gian nhất định như: visa du học, du lịch, thăm thân, công tác, chữa bệnh…
- Nếu phân loại theo mục đích, thời hạn, số lần nhập cảnh:
+ Mục đích: Visa du học, du lịch, định cư, công tác, thăm thân, lao động, khám chữa bệnh…;
+ Thời hạn visa: Visa ngắn hạn hay visa dài hạn;
+ Số lần nhập cảnh: Visa nhập cảnh một lần hay visa nhập cảnh nhiều lần;
Một số loại visa đặc biệt khác: Visa Schengen (visa giúp cá nhân đi lại tự do giữa các quốc gia thuộc khối Schengen), visa on arrival (hay còn gọi là visa lấy tại sân bay)...
- Hoặc phân loại visa theo mục đích chung:
+ Visa nhập cảnh;
+ Visa xuất cảnh;
+ Visa quá cảnh.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì “Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân”.
Từ đó ta có thể hiểu đơn giản rằng hộ chiếu còn được gọi là passport là loại giấy tờ quan trọng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho cho công dân nước mình. Có hộ chiếu, cá nhân có quyền xuất cảnh, nhập cảnh. Ngoài ra, hộ chiếu cũng được xem là một loại giấy tờ tùy thân dùng để chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Hộ chiếu thường được đóng thành sổ/quyển.
Ngoài ra, hiện nay còn có hộ chiếu gắn chip điện tử tích hợp nhiều thông tin cực kỳ quan trọng và cần thiết cho chủ sở hữu.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA, hiện nay có 3 loại hộ chiếu (passport):
- Hộ chiếu phổ thông: Trang bìa màu xanh tím, cấp cho công dân Việt Nam, thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Du học sinh và công dân định cư cũng dùng hộ chiếu này.
- Hộ chiếu công vụ: Trang bìa màu xanh lá cây đậm, cấp cho cá nhân trong cơ quan, Chính phủ nhà nước: cán bộ, công chức, công an, quân đội… ra nước ngoài công tác.
- Hộ chiếu ngoại giao: Trang bìa màu nâu đỏ, cấp cho quan chức ngoại giao của Chính phủ đi công tác ở nước ngoài.
Tùy mỗi loại hộ chiếu khác nhau sẽ được cấp cho các đối tượng hoàn toàn khác nhau.
Bảng dưới đây sẽ nêu rõ sự khác nhau giữa thị thực và hộ chiếu:
Tiêu chí đánh giá | Hộ chiếu | Thị thực |
Khái niệm | Hộ chiếu chính là loại giấy tờ được chính phủ của công dân đó cấp để xuất cảnh đến các quốc gia khác và nhập cảnh khi quay trở về đất nước dưới sự bảo hộ của nhà nước | Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp, cho phép người người ngoài nhập cảnh vào quốc gia của họ một cách hợp pháp. |
Phân loại |
- Hộ chiếu phổ thông – Popular Passport - Hộ chiếu công vụ – Official Passport - Hộ chiếu ngoại giao – Diplomatic Passport |
- Entry visa – Thị thực nhập cảnh - Exit visa – Thị thực xuất cảnh - Transit visa – Thị thực quá cảnh |
Công dụng |
- Hộ chiếu đóng vai trò như một loại căn cước nhằm xác định được đặc điểm nhận dạng của chủ sở hữu như ngày tháng năm sinh, giới tính, họ tên … và đây chính là minh chứng để xác định được quốc tịch của người nước ngoài - Hộ chiếu còn được sử dụng để giúp chủ sở hữu có thể tiến hành xuất nhập cảnh dưới sự bảo hộ của nhà nước |
- Thị thực được xem như là một loại giấy phép cho phép chủ sở hữu hợp pháp nhập cảnh vào một quốc gia cụ thể. - Cũng như giúp người nước ngoài có thể lưu trú tại quốc gia mình nhập cảnh |
Nơi cấp |
- Hộ chiếu phổ thông – Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố - Hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao – Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Nếu ở nước ngoài sẽ là các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài |
- Bộ ngoại giao Việt Nam - Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam – Bộ Công an - Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài |
Thời điểm cấp | Hộ chiếu sẽ là giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp trước thị thực. Đa số thị thực sẽ được đóng dấu trực tiếp vào hộ chiếu. Và hiện nay tại Việt Nam thị thực sẽ được đóng dấu vào hộ chiếu trước khi nhập cảnh thành công | |
Hồ sơ cấp |
- 01 Tờ khai theo quy định pháp luật - 02 ảnh chân dung kích thước 4x6cm chụp theo quy định và ảnh được chụp trong 06 tháng gần nhất - Bản sao công chứng giấy khai sinh - Các giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu của cơ quan chức năng của từng quốc gia khác nhau Trong trường hợp đối với người mất đi năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thì cần phải có: - Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định được cha, mẹ hoặc người đại diện pháp luật khai và ký tên - 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục giấy khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi - Giấy chứng thực người mất hành vi năng lực dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự |
- Tờ khai xin cấp thị thực theo quy định - Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực ít nhất 06 tháng - 02 ảnh chân dung kích thước 4x6cm chụp theo quy định và ảnh được chụp trong 06 tháng gần nhất - Tùy vào loại thị thực xin cấp sẽ có thêm các giấy tờ như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận góp vốn, sổ hộ khẩu …. |
Thủ tục | Nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền mà Luật Gia Phát đã đề cập ở mục nơi cấp và đợi kết quả. Thời gian xử lý hồ sơ sẽ từ 05 – 07 ngày làm việc | Nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền mà Luật Gia Phát đã đề cập ở mục nơi cấp và đợi kết quả. Thời gian xử lý hồ sơ sẽ từ 05 – 07 ngày làm việc |
Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Email: ceo@luatgiaphat.vn
Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn