Sự khác nhau giữa thẻ visa và thẻ tạm trú

Mục lục bài viết

  1. Thẻ visa là gì ?
  2. Thẻ tạm trú là gì ?
  3. Thẻ visa và thẻ tạm trú
  4. Điểm giống nhau giữa thẻ visa và thẻ tạm trú
  5. Điểm khác nhau giữa thẻ visa và thẻ tạm trú

Chúng ta ai cũng đã từng nghe đến thẻ Visa và thẻ tạm trú, nhưng khái niệm, đặc điểm và sự khác nhau giữa hai loại thẻ này không phải ai cũng biết rõ. Hãy cùng Luật Gia Phát tìm hiểu về sự khác nhau giữa hai loại thẻ này thông qua bài viết dưới đây.

  1. Thẻ visa là gì ?

Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật số 47/2014/QH13 visa hay còn gọi là thị thực, là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Đây chính là một trong những điều kiện bắt buộc mà người nước ngoài cần phải đáp ứng trước khi nhập cảnh vào Việt Nam. Và hiện nay, để giúp tạo điện, thúc đẩy hợp tác và phát triển trên nhiều lĩnh vực thì Việt Nam đã áp dụng chính sách miễn thị thực cho công dân của 22 quốc gia.

  1. Thẻ tạm trú là gì ?

Căn cứ theo điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 đã định nghĩa thẻ tạm trú (tên tiếng anh Vietnam temporary residence card – TRC) là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.

Khi sở hữu thẻ tạm trú người nước ngoài có thể thoải mái xuất nhập cảnh mà không bị giới hạn về số lần và hoàn toàn không cần phải gia hạn visa. Tùy vào loại thẻ tạm trú được cấp sẽ có thời hạn từ 01 – 10 năm.

Ngoài ra, người nước ngoài có thẻ tạm trú thì có thể bảo lãnh cho người thân nhập cảnh vào Việt Nam. Với điều kiện phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật Việt Nam

  1. Thẻ visa và thẻ tạm trú

  1. Điểm giống nhau giữa thẻ visa và thẻ tạm trú

Nhìn chung, visa và thẻ tạm trú có 3 điểm giống nhau như sau:

  • Thứ nhất, chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian nhất định;
  • Thứ hai, được cấp cho người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam;
  • Thứ ba, để được cấp visa và thẻ tạm trú thì người nước ngoài phải có hộ chiếu và các giấy tờ đi lại quốc tế khác.
  1. Điểm khác nhau giữa thẻ visa và thẻ tạm trú

Về đối tượng được cấp:

  • Thẻ Visa

+ Visa nhập cảnh: Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam ngắn hạn

+ Visa xuất cảnh: Người Việt Nam xuất cảnh nước ngoài

  • Thẻ tạm trú:

+ Người lao động được cấp phép lao động, Phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam được cấp thẻ tạm trú có thời hạn.

+ Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT được cấp thẻ tạm trú có thời hạn không quá 03 năm.

+ Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự.

+ Người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị. trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam.

+ Người nước ngoài vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, nhà đầu tư nước ngoài; luật sư nước ngoài.

Về điều kiện cấp:

  • Thẻ Visa:

Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo Luật Xuất nhập cảnh

  • Thẻ tạm trú:

+ Thời hạn sử dụng còn lại của hộ chiếu tối thiểu 13 tháng;

+ Đã đăng ký tạm trú tại công an xã, phường;

+ Các điều kiện khác theo từng trường hợp xin cấp thẻ.

Về hình thức cấp

  • Thẻ Visa:

+ Cấp cùng sổ hộ chiếu (dán trực tiếp vào từng trang của sổ hộ chiếu);

+ Cấp rời (thị thực rời);

+ Cấp qua mạng (thị thực điện tử).

  • Thẻ tạm trú:

+ Đóng dấu vào visa được cấp rời;

+ Đóng dấu vào hộ chiếu.

Về thời hạn

  • Thẻ Visa:

+ Visa có thời hạn hiệu lực với thời gian không quá 12 tháng. Khi hết thời hạn visa phải làm thủ tục xin gia hạn, hoặc xuất cảnh khỏi Việt Nam;

+ Có giá trị 1 lần hoặc nhiều lần.

  • Thẻ tạm trú;

Thẻ tạm trú có thời hạn hiệu lực dài hơn visa, thời hạn của thẻ tạm trú tối đa không quá 5 năm.

Về cơ quan cấp

  • Thẻ Visa

+ Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;

+ Đại sứ quán Việt Nam;

+ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam.

  • Thẻ tạm trú

+ Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;

+ Bộ Ngoại giao.

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT