Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành 2023

Mục lục bài viết

  1. 1. Điểm giống nhau giữa cầm cố và thế chấp tài sản
  2. 2. Tiêu chí phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản

Cầm cố và thế chấp đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự nên hai biện pháp này có khá nhiều điểm giống nhau. Bên cạnh đó, hai biện pháp này cũng có những điểm khác biệt rõ ràng, điển hình là việc khi thực hiện biện pháp bảo đảm này có còn được tiếp tục sử dụng tài sản hay không. Để biết chi tiết các điểm khác nhau giữa 02 biện pháp bảo đảm này, mời quý vị theo dõi bài viết dưới đây do Luật Gia Phát tổng hợp.

1. Điểm giống nhau giữa cầm cố và thế chấp tài sản

- Về hình thức: Thỏa thuận cầm cố, thế chấp tài sản giữa các bên được lập thành hợp đồng dưới dạng văn bản;

- Về bản chất: Đều là các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự, tồn tại với mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự trong phạm vi đã thỏa thuận;

- Về hiệu lực của thỏa thuận cầm cố, thế chấp: Có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác;

- Về thời điểm chấm dứt thỏa thuận cầm cố, thế chấp: Chấm dứt thỏa thuận trong 4 trường hợp cụ thể như sau: 

+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp chấm dứt; 

+ Việc cầm cố/thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; 

+ Tài sản cầm cố/thế chấp đã được xử lý; 

+ Theo thoả thuận của các bên.

- Có phương thức xử lý tài sản giống nhau theo quy định tại Điều 303 Bộ luật dân sự năm 2015.

2. Tiêu chí phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản

STT

Tiêu chí

Cầm cố tài sản

Thế chấp tài sản

1

Căn cứ pháp lý

Tiểu mục 2 Bộ luật dân sự năm 2015

Tiểu mục 3 Bộ luật dân sự năm 2015

2

Định nghĩa

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). 

Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015

3

Sự chuyển giao tài sản

Có sự chuyển giao tài sản (chuyển giao dưới dạng vật chất)

Không có sự chuyển giao tài sản mà chỉ chuyển giao các giấy tờ chứng minh tài sản

4

Đối tượng

Thường là động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu… Tài sản cầm cố phải là tài sản hiện tại có thể cầm, nắm và sử dụng, định đoạt…

Thường là động sản, bất động sản, tài sản được hình thành trong tương lai, quyền tài sản.

5

Đăng ký giao dịch bảo đảm

Cầm cố tàu bay, tàu biển là phải đăng ký giao dịch bảo đảm, còn lại các loại cầm cố khác không cần

Hầu hết các loại thế chấp đều phải đăng ký giao dịch bảo đảm

6

Hiệu lực đối kháng với người thứ 3

Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của pháp luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 310 Bộ luật dân sự năm 2015

Phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 319 Bộ luật dân sự năm 2015

 

7

Đối với tài sản là quyền sử dụng đất

Pháp luật chưa công nhận hoạt động cầm cố đối với quyền sử dụng đất 

Điều 500 Bộ luật dân sự năm 2015

Pháp luật công nhận hoạt động thế chấp đối với quyền sử dụng đất

Điều 500 Bộ luật dân sự năm 2015 

Điều 167 Luật đất đai năm 2013

Trên đây là các tiêu chí để phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT