Bản tin pháp luật Tháng 4/2023

Mục lục bài viết

  1. 1. Những điểm nổi bật về điều kiện dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức của nghị định mới có hiệu lực từ T4/2023.
  2. 2. Nghị định số 03/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
  3. 3. Một số nội dung sửa đổi quy định về Thuế GTGT tại Thông tư 13/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 49/2022/NĐ-CP
  4. 3.1. Thông tư 13/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 13, Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31-12-2013 của Bộ Tài chính: Giá tính thuế đối với hoạt động sản xuất điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 49/2022/NĐ-CP.
  5. 3.2. Thông tư 13 sửa đổi, bổ sung quy định về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành đã được cấp phép theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2022/NĐ-CP (thay thế Khoản 2, Khoản 3 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC) nội dung mới như sau:
  6. 3.3. Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BTC quy định sửa đổi, bổ sung điểm a.4 khoản 2 Điều 28 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
  7. 4. Thông tư số 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư số 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
  8. 5. Thông tư số 09/2023/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí Ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
  9. 6. Thông tư 03/2023/TT-BYT hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
  10. 6.1. Thông tư quy định cụ thể về vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đối với:
  11. - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  12. 6.2. Về vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Trạm Y tế xã)
  13. 7. Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
  14. 8. Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT).

1. Những điểm nổi bật về điều kiện dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức của nghị định mới có hiệu lực từ T4/2023.

Vào ngày 21/02/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức và có hiệu lực vào 10/04/2023.

Thứ nhất, về điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức:

Theo điều 3 của Nghị định thì những trường hợp sau sẽ được đăng ký thi:

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

- Đủ 18 tuổi trở lên;

- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. (Tuân theo quy định của khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức)

Còn những trường hợp không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức áp dụng với những đối tượng sau:

- Không cư trú tại Việt Nam;

- Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Thứ hai, về Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hằng năm. Trước ngày 31 tháng 01 hằng năm, Bộ Nội vụ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Trong trường hợp các cơ quan tuyển dụng công chức có nhu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì xây dựng kế hoạch, thông báo theo quy định tại Điều 7 Nghị định 06/2023/NĐ-CP và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định tại cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý; lập danh sách thí sinh gửi Bộ Nội vụ để tổ chức kiểm định và chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được danh sách, Bộ Nội vụ tiến hành tổ chức kiểm định.

Thứ ba, về hình thức, nội dung và thời gian kiểm định.

Theo điều 5 nghị định này thì hình thức kiểm định được tổ chức thi trắc nghiệm trên máy vi tính.

Về nội dung kiểm định, cuộc thi muốn đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tô quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử. Về thời gian, số lượng câu hỏi:

+ Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên: 120 phút, số lượng câu hỏi 100 câu.

+ Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng: 100 phút, số lượng câu hỏi 80 câu.

Thứ tư, về sử dụng kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ.

Trong thời hạn kết quả kiểm định còn giá trị, người đạt kết quả kiểm định được đăng ký thi tuyển công chức ở các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 06/2023/NĐ-CP trong phạm vi toàn quốc.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng công chức căn cứ kết quả kiểm định công chức để quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức và tổ chức thi vòng 2 đối với người đạt kết quả kiểm định theo quy định tại khoản 2 Điều 8 và điểm a, điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.

Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên được phép sử dụng thay thế kết quả kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ thấp hơn khi đăng ký dự tuyển công chức phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.

Những trường hợp bị hủy kết quả thẩm định:

- Khai không đúng thông tin trong Phiếu đăng ký dự kiểm định.

- Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng công chức phát hiện người được tuyển dụng sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định thì đề nghị có văn bản gửi Bộ Nội vụ để hủy bỏ kết quả kiểm định.

Danh sách các trường hợp bị hủy bỏ kết quả kiểm định được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Người bị hủy bỏ kết quả kiểm định không được đăng ký dự kiểm định trong một kỳ kiểm định tiếp theo.

2. Nghị định số 03/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/4/2023 và thay thế Nghị định 07/2015/NĐ-CP, Quyết định 24/2015/QĐ-TTg.

 Theo đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về tố tụng cạnh tranh, đơn cử như:

- Phát hiện, xác minh và đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh;

- Tiếp nhận, xác minh, đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh do tổ chức, cá nhân cung cấp; tiếp nhận, xem xét, thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh;

- Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;

- Xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;

- Tiếp nhận, thụ lý, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;

- Tham gia tố tụng hành chính liên quan đến quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

- Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền phối hợp, hỗ trợ quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cạnh tranh;…

3. Một số nội dung sửa đổi quy định về Thuế GTGT tại Thông tư 13/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 49/2022/NĐ-CP

Ngày 28/02/2023, Bộ trưởng BTC đa ban hành Thông tư 13/2023/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 49/2022/NĐ-CP ngày 29/07/2022 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 209/2013 hướng dân luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi theo Nghị định 12/2015/NĐ-CP, 100/2016/NĐ-CP và 146/2017/NĐ-CP và sửa đổi Thông tư 80/2021/TT-BTC.

3.1. Thông tư 13/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 13, Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31-12-2013 của Bộ Tài chính: Giá tính thuế đối với hoạt động sản xuất điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 49/2022/NĐ-CP.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Nghị định 49/2022/NĐ-CP giá tính thuế đối với hoạt động sản xuất điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam như sau:

- Đối với điện của các công ty thủy điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty phát điện, giá tính thuế giá trị gia tăng để xác định số thuế giá trị gia tăng nộp tại địa phương nơi có nhà máy thủy điện được tính bằng 35% giá bán lẻ điện bình quân chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật điện lực và pháp luật giá.

- Đối với điện của các công ty nhiệt điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty phát điện, giá tính thuế giá trị gia tăng để xác định số thuế giá trị gia tăng nộp tại địa phương nơi có nhà máy nhiệt điện là giá bán điện cho khách hàng ghi trên hóa đơn theo hợp đồng mua bán điện áp dụng cho từng nhà máy nhiệt điện.

Trường hợp chưa có hợp đồng mua bán điện áp dụng cho từng nhà máy nhiệt điện thì giá tính thuế giá trị gia tăng được xác định là giá bán lẻ điện bình quân - Đối với điện của các công ty nhiệt điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty phát điện, giá tính thuế giá trị gia tăng để xác định số thuế giá trị gia tăng nộp tại địa phương nơi có nhà máy nhiệt điện là giá bán điện cho khách hàng ghi trên hóa đơn theo hợp đồng mua bán điện áp dụng cho từng nhà máy nhiệt điện.

Trường hợp chưa có hợp đồng mua bán điện áp dụng cho từng nhà máy nhiệt điện thì giá tính thuế giá trị gia tăng được xác định là giá bán lẻ điện bình quân - Đối với điện của các công ty nhiệt điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty phát điện, giá tính thuế giá trị gia tăng để xác định số thuế giá trị gia tăng nộp tại địa phương nơi có nhà máy nhiệt điện là giá bán điện cho khách hàng ghi trên hóa đơn theo hợp đồng mua bán điện áp dụng cho từng nhà máy nhiệt điện.

Trường hợp chưa có hợp đồng mua bán điện áp dụng cho từng nhà máy nhiệt điện thì giá tính thuế giá trị gia tăng được xác định là giá bán lẻ điện bình quân.

3.2. Thông tư 13 sửa đổi, bổ sung quy định về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành đã được cấp phép theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2022/NĐ-CP (thay thế Khoản 2, Khoản 3 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC) nội dung mới như sau:

Đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 49/2022/NĐ-CP, hồ sơ gồm: Bản sao một trong các hình thức Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận về kinh doanh ngành, nghề đầu tư Đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 49/2022/NĐ-CP, hồ sơ gồm: Bản sao một trong các hình thức Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận về kinh doanh ngành, nghề đầu tư

Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh tiền thuế GTGT, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 49/2022/NĐ-CP thì việc điều chỉnh thực hiện như sau:

+ Trường hợp cơ quan thuế đã ban hành quyết định thu hồi tiền hoàn thuế, tính tiền chậm nộp và xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì cơ quan thuế ra quyết định điều chỉnh theo Mẫu quyết định số 38 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã khai bổ sung số thuế GTGT thu hồi hoàn thì cơ sở kinh doanh và cơ quan thuế thực hiện theo Mẫu số 02/KTT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính để điều chỉnh lại số tiền thuế GTGT thu hồi hoàn, tiền chậm nộp.

Số tiền thuế GTGT đã bị thu hồi hoàn (bao gồm trường hợp cơ sở kinh doanh chưa bù trừ số thuế GTGT bị thu hồi hoàn với số thuế GTGT phải nộp phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh và trường hợp cơ sở kinh doanh đã bù trừ số thuế GTGT phải nộp phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh), số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế (nếu có) đã nộp vào ngân sách nhà nước trước ngày 14/4/2023 được xử lý theo quy định tại Điều 25 và Mục 2 Chương V Thông tư số 80.

+ Trường hợp hoàn trả số tiền thuế GTGT bị thu hồi hoàn nộp thừa sau khi đã xử lý số tiền thuế GTGT bị thu hồi hoàn theo quy định tại điểm này được thực hiện từ nguồn kinh phí hoàn thuế GTGT.

Hướng dẫn mới về hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

3.3. Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BTC quy định sửa đổi, bổ sung điểm a.4 khoản 2 Điều 28 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:

" Đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ: Bản sao một trong các hình thức Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận về kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”

Như vậy, kể từ ngày 14/4/2023 (ngày có hiệu lực của Thông tư 13/2023/TT-BTC), hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong giai đoạn đầu tư thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT (quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2022/NĐ-CP) bao gồm các giấy tờ sau:

(1) Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC.

(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

(3) Đối với dự án có công trình xây dựng: Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; giấy phép xây dựng.

(4) Bản sao Chứng từ góp vốn điều lệ.

(5) Bản sao một trong các hình thức Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận về kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

(6) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo Mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC, trừ trường hợp người nộp thuế đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế.

(7) Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án, Quyết định giao quản lý dự án đầu tư của chủ dự án đầu tư, , Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh hoặc Ban quản lý dự án đầu tư (nếu chi nhánh, Ban quản lý dự án thực hiện hoàn thuế).

4. Thông tư số 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư số 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Ngày 09/02/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Theo đó, bổ sung “bệnh COVID-19 nghề nghiệp” vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH.

Đồng thời, bổ sung Phụ lục 35 về hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp.

Như vậy, từ ngày 01/4/2023 có 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH, đơn cử như:

- Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp;

- Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp;

- Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp;

- Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp;

- Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp;

- Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp;

- Bệnh hen nghề nghiệp;

- Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp;

- Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng;

- Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp;

- Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp;

- Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp;

- Bệnh COVID-19 nghề nghiệp;…

Người làm nghề, công việc quy định tại Mục 3, Phụ lục số 35 ban hành kèm theo Thông tư này được chẩn đoán xác định mắc bệnh COVID-19 do tiếp xúc trong quá trình lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 02 năm 2020 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp để khám giám định và được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo các quy định hiện hành.

Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.

Thông tư 02/2023/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2023.

5. Thông tư số 09/2023/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí Ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Ngày 08/02/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 09/2023/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí Ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

Thông tư này quy định nội dung chi, mức chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản).

Theo đó, nội dung chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

 - Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm để trao đổi nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản.

- Chi công tác phí cho các đoàn công tác thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn, ngành, lĩnh vực; kiểm tra tình hình thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản.

- Chi điều tra, khảo sát thực tế phục vụ công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản.

- Chi lấy ý kiến chuyên gia.

- Chi báo cáo (bao gồm cả báo cáo tổng hợp và báo cáo của từng bộ, ngành, tổ chức, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, địa phương, đơn vị).

- Chi chỉnh lý các loại dự thảo báo cáo (trừ báo cáo đánh giá về văn bản trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp).

- Chi công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật, kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Chi kiểm tra văn bản quy định tại khoản 2 Điều 106 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn; rà soát, hệ thống hóa văn bản để thực hiện hệ thống hóa văn bản định kỳ (5 năm); rà soát văn bản khi thực hiện tổng rà soát hệ thống văn bản theo quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Chi tổ chức đội ngũ cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản

- Chi kiểm tra lại kết quả hệ thống hóa văn bản theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

- Chi xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định tại Điều 178 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP

- Chi cho các hoạt động in ấn, chuẩn bị tài liệu, thu thập các văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản.

- Các nội dung chi khác liên quan trực tiếp đến công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản: Chi tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản và đội ngũ cộng tác viên; chi sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản; chi tổ chức hội thi theo ngành, lĩnh vực về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản; chi làm đêm, làm thêm giờ, chi văn phòng phẩm và một số khoản chi khác liên quan trực tiếp đến công tác kiểm tra, xử lý, rà soát hệ thống hóa văn bản.

Thông tư số 09/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/4/2023 và thay thế Thông tư liên tịch số 158/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 28/12/2007.

6. Thông tư 03/2023/TT-BYT hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

6.1. Thông tư quy định cụ thể về vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đối với:

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;

- Cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm;

- Cơ sở pháp y, pháp y tâm thần, giám định y khoa;

- Trung tâm Cấp cứu 115;

6.2. Về vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Trạm Y tế xã)

- Vị trí việc làm của Trạm Y tế xã:

+ Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, gồm: (1) Trưởng Trạm Y tế; (2) Phó Trưởng Trạm Y tế.

+ Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp y tế: (1) Bác sĩ/ Bác sĩ y học dự phòng (hạng III); (2) Y tế công cộng (hạng III); (3) Y sĩ (Hạng IV); (4) Dược hạng IV; (5) Điều dưỡng hạng IV; (6) Hộ sinh hạng IV; (7) Dân số viên hạng IV.

- Định mức số lượng người làm việc của Trạm Y tế xã là 05 người làm việc/Trạm Y tế xã. Hệ số điều chỉnh:

+ Điều chỉnh theo dân số: Đối với Trạm Y tế xã ở vùng I và vùng II trên 6.000 dân, nếu tăng từ 2.000 đến 3.000 dân thì tăng thêm 01 người làm việc; đối với Trạm Y tế xã ở vùng III trên 5.000 dân, nếu tăng 1.000 dân thì tăng thêm 01 người làm việc.

+ Điều chỉnh theo vùng địa lý: Trạm Y tế vùng II được tăng thêm với hệ số 1,2;  Trạm Y tế vùng III được tăng thêm với hệ số 1,3.

- Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trạm Y tế xã gồm: Bác sĩ/ Y sĩ; Hộ sinh; Điều dưỡng và các chức danh nghề nghiệp y tế khác: Bác sỹ y học dự phòng, Y tế công cộng, Lương y, Dân số, Dược, Kỹ thuật y, Khúc xạ nhãn khoa và chuyên môn khác.

 Thông tư số 03/2023/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2023.

7. Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

Ngày 30 tháng 9 năm 2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng.

Thông tư 11/2022/TT-NHNN gồm 4 Chương 37 Điều, thay thế Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về bảo lãnh ngân hàng và Thông tư số 13/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư quy định 07/2015/TT-NHNN.

Thông tư 11/2022/TT-NHNN ban hành nhằm hoàn thiện khung pháp lý, vừa đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành có liên khác phục những vấn đề còn bất cập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; quan, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả, an toàn, thông suốt hoạt động bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

So với Thông tư 07/2015/TT-NHNN và Thông tư 13/2017/TT-NHNN, Thông tư có một số nội dung sửa đổi, bổ sung chính về: (i) Đối tượng áp dụng; (ii) Xác định số dư bảo lãnh; (iii) Sử dụng ngôn ngữ; (iv) Hoạt động bảo lãnh điện tử; (v) Bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai; (vi) Nội dung thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh; (vii) Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh; (viii) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; (ix) Quy định nội bộ và một số nội dung khác.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.

8. Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT).

Trường PTDTNT được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm mục tiêu tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo đó, học sinh dân tộc nội trú là những học sinh thuộc đối tượng tuyển sinh như sau:

1. Học sinh là người dân tộc thiểu số mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại:

a) Xã, phường, thị trấn khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định của cấp có thẩm quyền (sau đây gọi chung là xã, thôn đặc biệt khó khăn);

b) Xã, phường, thị trấn khu vực II và khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của cấp có thẩm quyền.

2. Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

 

 

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT