Quyền ly hôn và nuôi con vợ hoặc chồng ngoại tình

Xã hội ngày càng phát triển, chuyện vợ hoặc chồng ngoại tình dẫn đến ly hôn không phải là chuyện hiếm gặp ở các gia đình Việt Nam hiện nay. Chuyện ngoại tình xảy ra ở nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn là nữ giới. Vậy khi vợ hoặc chồng ngoại tình, cuộc sống gia đình không hạnh phúc thì quyền ly hôn và nuôi con của người vợ/chồng được quy định thế nào, Luật Gia Phát sẽ giải đáp cho quý khách hàng trong bài viết sau đây.

a. Về quyền yêu cầu ly hôn


Vợ hoặc chồng có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn (Căn cứ tại điều 51 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của  luật hôn nhân gia đình năm 2014).

Khi chấp nhận đơn yêu cầu giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ thực hiện thủ tục hòa giải, nếu hòa giải không thành thì Tòa mới giải quyết cho ly hôn căn cứ vào các yếu tố sau:…” Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. (Căn cứ tại điều 51 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của  luật hôn nhân gia đình năm 2014).

Cụ thể, Tòa án sẽ xác minh việc ngoại tình. Đây có thể là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của ngườivợ/chồng, làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khi hai vợ chồng chưa ly hôn nếu vợ/chồng ngoại tình và có hành vi chung sống với người khác như vợ chồng là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hành chính theo điểm b, Khoản 1, điều 48 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, mức phạt trong trường hợp này từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng và tùy mức độ vi phạm chồng Bạn có thể  bị xử lý hình sự.

b. Về quyền nuôi con


Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

– “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con;

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”  

Theo quy định trên, cả Bạn và chồng Bạn đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (trừ trường hợp chồng bạn bị hạn chế quyền với con chưa thành niên theo quy định tại điều 85, luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Tuy nhiên Bạn vẫn có thể giành quyền nuôi cả hai người con trong hai trường hợp dưới đây:

Trường hợp thứ nhất: Nếu Bạn và chồng Bạn thỏa thuận được về việc giao con cho Bạn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Thì tòa án sẽ công nhận kết quả thỏa thuận của hai Bạn và Bạn sẽ được nuôi con.

Trường hợp thứ hai: Nếu chồng Bạn không đồng ý cho Bạn nuôi cả hai người con, Bạn có thể nộp đơn ra Tòa yêu cầu quyền được nuôi con, khi đó Tòa sẽ gải quyết căn cứ vào các yếu tố sau: 

– Về cháu bé 8 tháng tuổi: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp có căn cứ chứng minh người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (Theo quy định tại khoản 3, điều 81, luật hôn nhân gia đình năm 2014);

– Về cháu bé 3 tuổi rưỡi: 

Thứ nhất, Tòa sẽ xem xét và quyết định căn cứ vào việc chồng Bạn có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, không thực hiện nghĩa vụ làm chồng, làm cha của mình trong thời kỳ hôn nhân, không quan tâm chăm sóc đến con cái hay không?

Thứ hai, Kết hợp với với các yếu tố về tài chính, khả năng chăm sóc, nhân thân của Bạn và chồng Bạn để Tòa đưa ra quyết định sao cho tốt nhất cho người con.

Như vậy, để Bạn giành được quyền nuôi cả hai người con, cần có đủ chứng cứ chứng minh việc chồng Bạn có hành vi ngoại tình trong thời kỳ hôn nhân và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người chồng, không quan tâm chăm sóc con cái. 

Thêm vào đó, Bạn cần chứng minh mình có đầy đủ điều kiện tốt nhất để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cả hai người con, bao gồm các điều kiện sau:

–  Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà Bạn có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của Bạn;

– Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn.

Hơn nữa, nếu chứng minh được chồng Bạn đang không có đủ điều kiện về vật chất và tinh thần tốt để chăm sóc con hoặc có những hành vi đủ là cơ sở để hạn chế quyền chăm sóc con theo điều 85 của luật hôn nhân và gia đình 2014, thì cơ hội giành quyền nuôi con của Bạn sẽ cao hơn.
Hỗ trợ khách hàng sau dịch vụ
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT