Quyền ly hôn của chồng khi biết con chung của vợ chồng là con của vợ và người khác

Mục lục bài viết

  1. 1. Thế nào là con chung của 2 vợ chồng
  2. 2. Về quyền ly hôn
  3. 3. Trường hợp chồng không có quyền ly hôn
  4. 4. Không phải con mình, sau ly hôn có phải cấp dưỡng?

Trên thực tế, xảy ra rất nhiều trường hợp người chồng sau khi phát hiện con chung trong thời kỳ hôn nhân không phải con ruột của mình nên đã yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Vậy thì trường hợp này, Tòa có giải quyết vấn đề này cho người chồng hay không? Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Công ty Luật Gia Phát sẽ giải đáp vấn đề này qua bài viết ngày hôm nay.

1. Thế nào là con chung của 2 vợ chồng

Căn cứ Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xác định cha, mẹ như sau: 

“Điều 88. Xác định cha, mẹ 

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. 

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. 

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. 

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Như vậy, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Đồng thời con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Và con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. 

Tuy nhiên trong trường hợp người vợ có con với người khác khi đang trong thời kỳ hôn nhân với người chồng thì người chồng vẫn có quyền không nhận con. 

Cụ thể, nếu không muốn thừa nhận con thì người chồng có thể gửi yêu cầu đến Toà án và cung cấp kèm theo chứng cứ để Tòa án xác nhận người con không phải con chung của hai vợ chồng. 

2. Về quyền ly hôn

Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ: 

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.” 

Như vậy, vợ hoặc chồng hoặc cả hai người đều có quyền ly hôn. 

Đồng thời, Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn của một bên khi có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được (căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014). 

Theo đó, “chung thủy” là một trong những nghĩa vụ của vợ, chồng được nêu tại khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

"Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình."

 Như vậy, người vợ không chung thủy, có con với người khác khi đang trong thời kỳ hôn nhân đã vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Đặc biệt, khi việc không chung thủy khiến quan hệ vợ chồng trầm trọng, không thể sống cùng với nhau, mục đích hôn nhân không đạt được thì người chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 

Lưu ý: Khi gửi đơn đến Tòa thì người chồng phải có đầy đủ chứng cứ về việc người vợ không chung thủy, người con không phải con của mình thì yêu cầu ly hôn mới được Tòa án chấp nhận (chính là quyết định của Tòa án nêu ở mục 1). 

3. Trường hợp chồng không có quyền ly hôn

Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã nêu ở trên, "Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi". Cho dù người chồng có căn cứ xác định rằng đứa con chung không phải con của mình thì cũng không được quyền yêu cầu ly hôn trong lúc này. 

4. Không phải con mình, sau ly hôn có phải cấp dưỡng?

Khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”

Như vậy, nếu người chồng đã hoàn thành các thủ tục (nêu ở mục 1) và được Tòa án công nhận thì con chung khi này được xác định không phải là con của mình. 

Do đó, khi vợ, chồng ly hôn thì người chồng không phải cấp dưỡng cho đứa con.

Kết luận: Người chồng chỉ được Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn khi biết con không phải con mình  nếu đáp ứng 02 điều kiện sau đây: 

- Có bằng chứng đầy đủ về việc đứa trẻ không phải con đẻ (quyết định của Tòa án); 

- Vợ không thuộc trường hợp đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 01 tuổi.

 

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT