Luật Gia Phát xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.”
Nếu bạn muốn mở cửa hàng nhỏ chỉ bán hết số sản phẩm bạn đã mua trong một thời gian ngắn, và cũng không có ý muốn kinh doanh lâu dài ( chỉ bán hết rồi nghỉ) thì sẽ không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên khi gặp bất cứ rủi ro nào thì sẽ không thể chứng minh được nguồn gốc sản phẩm của bạn là hàng bạn xách tay từ Anh về. Nếu bạn muốn mở cửa hàng và kinh doanh buôn bán lâu dài theo quy mô vừa và nhỏ thì sẽ phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh.
Khi đăng ký kinh doanh, bạn sẽ phải tiến hành đóng thuế cho cửa hàng, cụ thể đối với loại hình hộ kinh doanh thì cần phải nộp thuế môn bài, cụ thể quy định tại Điều 1 Nghị định 75/2002/NĐ-CP:
"1. Các tổ chức kinh doanh nộp thuế môn bài theo 4 mức: 3.000.000 đồng, 2.000.000 đồng, 1.500.000 đồng, 1.000.000 đồng.
2. Hộ cá thể kinh doanh nộp thuế môn bài theo 6 mức: 1.000.000 đồng, 750.000 đồng, 500.000 đồng, 300.000 đồng, 100.000 đồng, 50.000 đồng.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể căn cứ tính thuế môn bài áp dụng cho các tổ chức kinh doanh và hộ cá thể kinh doanh theo các mức trên.".
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực xin giấy phép và tư vấn luật doanh nghiệp, Luật Gia Phát cung cấp các dịch vụ tư vấn miễn phí qua hotline 098.1214.789. Mọi thông tin chi tiết truy cập luatgiaphat.com/ luatgiaphat.vn