Tư vấn thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm - Luật Gia Phát

Mục lục bài viết

  1. I. Các ngành nghề cần phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
  2. II. Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
  3. III. Cơ quan thực hiện:

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là vấn đề đáng quan tâm của mỗi chúng ta bởi lẽ thực phẩm là thứ không thể thiếu giúp duy trì cuộc sống. Mỗi tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh thực phẩm đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì thế, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ y tế. Tuy nhiên, trình tự thủ tục xin giấy phép không phải ai cũng nắm rõ.

Sau đây, Luật Gia Phát xin tư vấn thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

I. Các ngành nghề cần phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:

- “Cơ sở kinh doanh ăn uống cố định” là bất cứ một gian nhà, toà nhà nào nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm;

- “Cửa hàng ăn”  là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng một lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người ( ví dụ như cửa hàng cơm bình dân,cửa hàng phở, bún, miến, cháo…);

- “Nhà hàng ăn uống” là các cơ sở ăn uống, thường có số lượng từ 50 người ăn đồng thời một lúc;

-"Quán ăn” là các cơ sở ăn uống nhỏ lẻ, thường chỉ có một số ít nhân viên phục vụ;

-"Căng tin” là cơ sở bán quà bánh, đồ điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan, trường học;

-"Chợ" là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.

- "Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể” là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ;

-"Siêu thị” là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm đồ ăn thức uống và hàng hoá đủ loại;

- "Hội chợ” là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá chất lượng hàng hoá thực phẩm;

II. Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ( ví dụ như bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; bản mô tả quy trình chế biến thực phẩm);

- Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

- Chứng nhận đã hoàn thành khoá tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.

III. Cơ quan thực hiện:

Nộp hồ sơ tại Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ y tế.

IV. Thời gian thực hiện:

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Mọi chi tiết xem thêm tại:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT