- Luật Sở hữu trí tuệ
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
- Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
Theo Điều 5 Nghị định105/2006/NĐ-CP, hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33 khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, 134, khoản 2 Điều 137, Điều 145, 190 và 195 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, sản phẩm có yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể được thể hiện dưới những hình thức sau:
- Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;
- Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;
- Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;
- Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;
- Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.
Để xác định một bản sao hoặc tác phẩm (hoặc bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng) có phải là yếu tố xâm phạm quyền tác giả hay không, cần so sánh bản sao hoặc tác phẩm đó với bản gốc tác phẩm hoặc tác phẩm gốc.
Theo Luật sở hữu trí tuệ cá nhân, tổ chức có một trong các hành vi sau bị coi là xâm phạm quyền tác giả
- Chiếm đoạt quyền tác giả.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu.
- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu.
Theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP, vi phạm quyền tác giả sẽ bị xử phạt hành chính bằng biện pháp phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại Chương 2, từ Điều 5 đến Điều 35 của Nghị định.
Mức phạt tiền áp dụng sẽ khác nhau đối với cá nhân hoặc tổ chức.
- Đối với cá nhân mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan là 250.000.000 đồng và đối với tổ chức là 500.000.000 đồng tùy theo từng loại hành vi và mức độ vi phạm.
- Bên cạnh những hình phạt chính đó là những hình phạt bổ sung đối với những cá nhân, tổ chức cố ý thực hiện những hành vi xâm phạm và cùng với đó là áp dụng kèm theo các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quyền tác giả gây ra đối với chủ sở hữu tác phẩm bị xâm phạm.
Ngoài ra, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng quy định biện pháp xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Điều 131, Điều 170 với mức phạt nhẹ nhất là phạt tiền từ 20.000.000 đồng và có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm tùy theo mức độ phạm tội.
Là một trong những công ty tư vấn luật hàng đầu cả nước với bề dày nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi xin cam kết và đảm với Quý khách hàng sẽ giúp Quý khách hàng hoàn tất các thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng, tiết kiệm nhất.
Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Email: ceo@luatgiaphat.vn
Website: luatgiaphat.vn