Xã hội ngày càng phát triển, vai trò và lợi ích của các sản phẩm trí tuệ cũng trở nên quan trọng và được quan tâm nhiều hơn. Chính vì vậy, hoạt động đăng ký bản quyền tác giả tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đây lại là thủ tục có hồ sơ khá phức tạp. Với bài viết dưới đây, Luật Gia Phát sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về thủ tục đăng ký bản quyền tác giả.
* Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ;
- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc nước ngoài là tác giả / chủ sở hữu tác phẩm đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.
Khác với cá nhân, pháp nhân trong nước có thể trực tiếp nộp đơn thì cá nhân, pháp nhân nước ngoài muốn đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký cho tác phẩm tại Việt Nam.
– Sáng tác văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác;
– Nội dung bài giảng hoặc các bài nói khác;
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu;
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
– Tác phẩm nhiếp ảnh;
– Tác phẩm kiến trúc
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
– Tác phẩm báo chí;
– Tác phẩm âm nhạc;
– Tác phẩm sân khấu;
– Tác phẩm điện ảnh;
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
a) Hồ sơ chính
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
- Giấy cam đoan của tác giả;
- Giấy quyết định giao việc (đối với tác giả thiết kế là nhân viên công ty) hoặc theo Hợp đồng đồi với trường hợp thuê người thiết kế;
- Tuyên bố của chủ sở hữu;
- Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền;
- Văn bản đồng ý của các đông tác giả, nếu có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
- Giấy đkkd nếu là pháp nhân;
- Chứng minh thư của tác giả/ đồng tác giả nếu có.
(Hồ sơ, tài liệu đi kèm phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.)
b) Hồ sơ đi kèm:
- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thông thường là logo thiết kế, bao bì sản phẩm…: 02 Bản in màu logo đăng ký.
- Chương trình máy tính: app ứng dụng; phần mềm máy tính…:
+ 02 Bản mã code chương trình đăng ký. (Lưu ý nếu mã code nộp hồ sơ chỉ 30 trang nên nếu mã quá dài thì chỉ lấy phần code chính hoặc rút gọn);
+ 02 Bản chụp giao diện các trang;
+ 02 Đĩa CD ghi chương trình; mã code.
- Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn:
+ 02 Bản khuông nhạc kèm lời bài hát (nếu là tiếng nước ngoài thì phải có dịch ra tiếng Việt);
+ 02 Đĩa CD ghi nhạc.
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc: 02 bản họa đồ, sơ đồ, bản vẽ liên quan.
- Sách giáo khoa, giáo trình, tác phẩm văn học, khoa học: 02 bản in sách, tài liệu đăng ký.
4. Thời gian đăng ký
Hồ sơ đăng ký bản quyền có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở của Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội hoặc tới Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì Cục sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Nếu hồ sơ thiếu, sai sót và cần điều chỉnh thì Cục sẽ ra thông báo để người nộp hồ sơ chỉnh sửa.
Qua bài viết tư vấn trên, Luật Gia Phát mong rằng Quý khách hàng đã có thể phần nào hình dung ra hồ sơ, quá trình đăng ký bản quyền. Yêu cầu về hồ sơ cho thủ tục này khá phức tạp nên có thể sẽ gây khó khăn cho Quý khách hàng khi tự đăng ký. Luật Gia Phát với nhiều năm kinh nghiệm ở lĩnh vực này sẽ sẵn sàng hỗ trợ cho bạn bất kỳ lúc nào.
Mọi chi tiết xem thêm tại:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn