Ở Việt Nam, việc đăng ký bản quyền tác giả online đã trở thành nên ngày một phổ biến thay vì phải đến trực tiếp cục Bản quyền tác giả để nộp Hồ sơ. Điều này đáp ứng nhu cầu của số lượng tác phẩm ngày càng tăng và nguy cơ vi phạm bản quyền ngày càng cao. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Gia Phát sẽ cung cấp các thông tin về đăng ký bản quyền tác giả online cho quý vị tham khảo, giúp quý vị hiểu rõ hơn về cách bảo vệ quyền lợi của mình qua việc đăng ký bản quyền tác giả online.
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022.
- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 định nghĩa quyền tác giả được quy định cụ thể như sau: "Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu".
- Như vậy ta có thể hiểu đơn giản quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể do pháp luật trao đổi cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên sản phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm.
- Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, văn học dân gian, khoa học, sách giáo khoa, bài giảng, bài phát biểu, tác phẩm báo chí, âm nhạc, sân khấu, nghệ thuật dân gian, điện ảnh, kiến trúc, tạo hình, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, bản đồ họa, sơ đồ, bản vẽ công trình, chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu... và tác phẩm phái sinh (nếu không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc).
- Ngoài ra, Quyền tác giả đối với sản phẩm quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 và năm 2022 bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
- Tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 có quy định tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm:
+ Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả;
+ Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trên bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam và chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về bản quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022, thì đối tượng được bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả sẽ bao gồm những hình thức sau:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
+Tác phẩm nhiếp ảnh;
+Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu...
Ngoài ra, tại khoản 2 điều này quy định Tác phẩm phái sinh (tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này chuyển qua ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giả, tuyển chọn) chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Một điều quan trọng nữa để các tác phẩm được bảo hộ đó là các tác phẩm phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không được sao chép từ tác phẩm của người khác.
- Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyên tác giả gồm:
+ Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.
+ Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
+ Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
- Để đăng ký bản quyền tác giả, tác giả cần chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu như sau:
+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên. Tờ khai cần ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan. Tờ khai cần có tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
+ Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả.
01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả. 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.
+ Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
+ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn;
+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
+ Chứng minh nhân dân công chứng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
+ Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (nếu chủ sở hữu là công ty).
Tất cả các tài liệu nộp kèm đơn đăng ký quyền tác giả phải được làm bằng tiếng Việt.Trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.
Trường hợp quý khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty Luật Việt An, chúng tôi sẽ chuẩn bị, soạn thảo toàn bộ hồ sơ, tài liệu cần thiết để thực hiện đăng ký bản quyền tác giả.
Bước 1: Truy cập vào trang web của Cổng dịch vụ công quốc gia: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
Màn hình sẽ hiển thị như sau:
Bước 2: Chọn mục nếu chưa có tài khoản,
- Lựa chọn tư cách đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho phù hợp, đó có thể là “cá nhân” hoặc “tổ chức”. Nhập đầy đủ và chính xác những thông tin được hiển thị, gồm tên đăng nhập (viết liền không dấu), thư điện tử/email, số điện thoại, mật khẩu, nhập lại mật khẩu;
- Chọn điều khoản sử dụng tài khoản và kích chọn “Tôi đồng ý với điều khoản”;
- Kích chọn “Đăng ký” để hoàn thành thủ tục;
- Sau khi đăng ký tài khoản thành công, bạn sẽ nhận được email thông báo mã kích hoạt tài khoản.
Bước 3: Nếu đã có tài khoản, bỏ qua Bước 2, chọn mục , sau khi đăng nhập, vào mục tìm kiếm gõ “quyền tác giả”, bấm Enter, sau đó chọn
Bước 4: Sau khi chọn , màn hình sẽ hiển thị như sau:
Ở ô bấm , sau đó màn hình sẽ hiển thị như sau:
Chọn
Bước 5: Màn hình sẽ hiển thị như sau: 1. Thông tin người đứng tên hồ sơ
Ko
Điền đầy đủ thông tin ở các mục có chứa dấu “*”. Sau khi điền xong, chọn sau đó chọn
Bước 6: Sau đó, màn hình sẽ hiển thị như sau: 2. Nhập nội dung đăng ký
Điền đầy đủ thông tin ở các mục có chứa dấu “*”. Sau khi điền xong, chọn sau đó chọn
Bước 7: Sau đó, màn hình sẽ hiển thị như sau: 3. Đính kèm thành phần hồ sơ
Để thêm giấy tờ liên quan, chọn . Sau khi đã thêm đầu đủ các giấy tờ, chọn sau đó chọn
Bước 8: Sau đó, màn hình sẽ hiển thị như sau: 4. Chọn hình thức chuyển nhận
Ở mục 4.2. Nhận kết quả, chọn , hoặc và điền địa chỉ. Sau khi điền xong, chọn sau đó chọn .
Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Email: ceo@luatgiaphat.vn
Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn