Quyền tác giả hiện nay được biết đến phổ biến. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) không bị vi phạm bản quyền, ví dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Hiện nay nhu cầu đăng ký quyền tác giả để bảo vệ quyền lợi được mọi người quan tâm để tìm hiểu rõ hơn bài viết này chúng tôi xin cung cấp đến quý bạn đọc trình tự khi đăng ký quyền tác giả.
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả
- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền/Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ với nội dung nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng). Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả,cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Thông tư 29/2009/TT-BTC ngày 10/2/2009 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn