Đăng ký bảo hộ tác phẩm văn học


Việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu với nhiều hình thức như thơ, phú, kịch, truyện, tiểu thuyết… Là một người dân Việt Nam, có ai không biết đến các tác phẩm để đời, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của chúng ta như: tác phẩm ‘Hịch tướng sĩ’ của Trần Hưng Đạo (Hưng Đạo vương), tác phẩm ‘Nam quốc sơn hà’ của Lý Thường Kiệt…

Tác phẩm văn học từ xưa đã là kết tinh của quá trình lao động nghệ thuật, là sự biểu đạt, phản ánh chính xác đời sống xã hội. Qua từng thời kỳ phát triển, kho tàng tác phẩm văn học của nước ta ngày càng đồ sộ. Để lưu giữ, công nhận và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả các tác phẩm này, thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm văn học là cần thiết.

Sau đây, Luật Gia Phát sẽ trình bày các quy định pháp luật về đăng ký bảo hộ tác phẩm văn học. Theo đó:

Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009) quy định về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ như sau: “Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học”

Như vậy, đối với tác phẩm văn học, pháp luật Việt Nam sẽ bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm đó.

Tuy nhiên, không phải mọi tác phẩm văn học đều được bảo hộ, mà muốn được bảo hộ, tác phẩm đó phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

đăng ký bảo hộ tác phẩm văn học

Về tác phẩm văn học: Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo mà không sao chép từ tác phẩm của người khác;

Đối với tác phẩm phái sinh, các tác phẩm này chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ tác phẩm văn học bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả tác phẩm văn học đó;

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và phải có đầy đủ các nội dung sau: thông tin và chữ ký của người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

+ Hai bản sao tác phẩm văn học;

+ Giấy uỷ quyền trong trường hợp tác giả, chủ sở hữu tác phẩm uỷ quyền cho người khác nộp hồ sơ;

+ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn trong trường hợp người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

+ Trường hợp tác phẩm văn học có đồng tác giả hoặc đồng sở hữu, hồ sơ cần bổ sung thêm văn bản đồng ý của đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu.

Thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm văn học được thực hiện như sau:

+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ ;

+ Trong thời hạn từ 15-20 ngày làm việc, cơ quan quản lý Nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, cơ quan này sẽ ra thông báo bằng văn bản có nội dung từ chối cấp.

Trên đây là các quy định về đăng ký bảo hộ tác phẩm văn học. Trường hợp còn bất kỳ thắc mắc về thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp… Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời!
Mọi chi tiết xem thêm tại:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT