Đăng ký bản quyền tác giả hiện nay là một thủ tục không mấy xa lạ đối với những ai hoạt động trong các lĩnh vực sáng tạo, nghệ thuật,…như một phương pháp hữu ích để bảo vệ cho tài sản trí tuệ đó tránh khỏi sự sao chép, xâm phạm của những tổ chức, cá nhân khác. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hình dung được tầm quan trọng cũng như những thủ tục cần thiết khi tiến hành quy trình này. Bài viết dưới đây, Luật Gia Phát cách thức đăng ký bản quyền tác giả.
Đăng ký bản quyền tác giả như thế nào?
Thứ nhất, Người nộp hồ sơ Đăng ký bản quyền tác giả: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác.
Thứ hai, Cách thức nộp hồ sơ: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Trụ sử Cục bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.
- Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Lưu ý: Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả hoặc tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.
Thứ ba, về Hồ sơ Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan:
Bao gồm:
- Tờ khai Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- 02 bản sao tác phẩm Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền.
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
- Thời hạn Cấp giấy chứng nhận Đăng ký quyền tác giả:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Thứ tư, về Các trường hợp cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận
1. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận.
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận thì nộp đơn nêu rõ lý do và nộp 01 hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Cục Bản quyền tác giả cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất; đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;
2. Trường hợp hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận.
- Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực các Giấy chứng nhận đã cấp.
- Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận.
Mọi chi tiết xem thêm tại:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn