So sánh Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân

Mục lục bài viết

  1. 1. Căn cứ pháp lý
  2. 2. Khái niệm Công Ty Hợp Danh và Doanh Nghiệp Tư Nhân
  3. 3. Điểm giống nhau giữa Công Ty Hợp Danh và Doanh Nghiệp Tư Nhân
  4. 4. Điểm khác nhau giữa Công Ty Hợp Danh và Doanh Nghiệp Tư Nhân

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có rất nhiều các loại hình kinh doanh được quy định. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng, kèm theo đó là các ưu nhược điểm đối với từng loại hình. Vì vậy để việc kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của chủ sở hữu, nên việc lựa chọn đúng loại hình kinh doanh là việc làm vô cùng quan trọng.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật doanh nghiệp năm 2020 sửa đổi bổ sung năm 2022 (sau đây gọi chung là Luật Doanh nghiệp)

2. Khái niệm Công Ty Hợp Danh và Doanh Nghiệp Tư Nhân

- Theo khoản 10 điều 4 Luật Doanh nghiệp: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

- Theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp: “Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.”

- Theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”

3. Điểm giống nhau giữa Công Ty Hợp Danh và Doanh Nghiệp Tư Nhân

- Cả hai loại hình đều là doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp.

- Chủ sở hữu của cả hai loại hình doanh nghiệp đều phải là cá nhân.

- Cả hai doanh nghiệp đều không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

4. Điểm khác nhau giữa Công Ty Hợp Danh và Doanh Nghiệp Tư Nhân

Tiêu chí

Công Ty Hợp Danh

Doanh Nghiệp Tư Nhân

Thành viên

- Có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài ra có thể có thêm các thành viên góp vốn.

- Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

- Do một cá nhân làm chủ.

 

Quyền tham gia doanh nghiệp khác của thành viên

- Nếu được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại, thành viên hợp danh vẫn được trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác.

- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Trách nhiệm về tài sản

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Tư cách pháp nhân

- Có tư cách pháp nhân

- Không có tư cách pháp nhân

Quyền chuyển nhượng vốn

- Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

- Thành viên góp vốn được chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

- Chủ sở hữu có thể thực hiện việc cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân.

Cơ cấu tổ chức

- Tất cả thành viên nằm trong Hội đồng thành viên.

- Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

- Các thành viên hợp danh tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.

- Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp tư nhân.

 

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT