Chia và tách doanh nghiệp đều là các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hai hình thức này có nhiều điểm chung, đặc biệt về mặt ngữ nghĩa nên nhiều người bị nhầm lẫn khi sử dụng hai khái niệm này. Tuy nhiên, hai hoạt động này lại có rất nhiều điểm khác biệt từ khái niệm, bản chất và hậu quả pháp lý. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, mời quý vị theo dõi bài viết dưới đây do Luật Gia Phát tổng hợp.
+ Chia doanh nghiệp được hiểu là trường hợp doanh nghiệp có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
+ Tách doanh nghiệp được hiểu là trường hợp doanh nghiệp chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
+ Đều là những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp;
+ Đối tượng chia, tách doanh nghiệp là loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Các công ty mới sau khi bị chia, tách sẽ cùng loại hình với công ty trước đó;
+ Sau khi chia, tách, các công ty mới phải liên đới vẫn phải có trách nhiệm với công ty trước đó. Các khoản nợ, hợp đồng lao động, nghĩa vụ tài chính đều cùng chịu trách nhiệm chung;
+ Hồ sơ, thủ tục pháp lý để chia, tách doanh nghiệp tương tự như nhau, thực hiện nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Tiêu chí phân biệt |
Chia doanh nghiệp |
Tách doanh nghiệp |
Căn cứ pháp lý |
Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020 |
Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 |
Khái niệm |
Chia doanh nghiệp là trường hợp doanh nghiệp có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới |
Tách doanh nghiệp là trường hợp doanh nghiệp chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách |
Mục đích |
Thành lập hai hoặc nhiều công ty mới |
Thành lập một hoặc một số công ty mới |
Bản chất |
A –> B + C Trong đó:
|
A –> A + B + C Trong đó:
|
Hệ quả pháp lý |
Công ty bị chia (A) chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới (B,C) được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. |
Cả công ty tách và bị tách đều tồn tại hoạt động. Có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau. |
Trách nhiệm đối với các khoản nợ |
Do công ty cũ không còn hoạt động. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này. |
Công ty cũ bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác. |
Như vậy, qua 06 tiêu chí trên chúng ta có thể phân biệt được hai hình thức chia và tách doanh nghiệp, tránh nhầm lẫn do các thủ tục mang tên có nghĩa tương tự nhau.
Trên đây là nội dung về Tiêu chí phân biệt chia và tách doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành (2023). Công ty Luật Gia Phát luôn giải đáp kịp thời những khúc mắc, mang tới cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.
Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Email: ceo@luatgiaphat.vn
Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn