Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp hiện nay

Mục lục bài viết

  1. 1. Hình thức sáp nhập doanh nghiệp dựa trên cơ cấu tài chính
  2. 2. Hình thức sáp nhập dựa trên tài chính
  3. 3. Hình thức sáp nhập doanh nghiệp dựa trên chức năng của công ty
  4. 4. Hình thức sáp nhập doanh nghiệp dựa trên các chủ thể tham gia
  5. 5. Hình thức sáp nhập dựa vào tính chất

Sáp nhập doanh nghiệp được biết đến là 1 hình thức tập trung kinh tế, trong đó một hoặc một số doanh nghiệp được sáp nhập vào 1 công ty khác bằng cách chuyển tất cả tài sản của công ty, chuyển quyền và nghĩa vụ lẫn lợi ích hợp pháp sang công ty sáp nhập từ đó chính thức chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Đây là hình thức diễn ra khá phổ biến hiện nay. Mặc dù vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về các hình thức sáp nhập doanh nghiệp dẫn tới quá trình thực hiện sai sót gây mất thời gian và chi phí. Nếu bạn cũng nằm trong số đó, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật Gia Phát để biết thêm chi tiết nhé!

Đầu tiên, Luật Gia Phát xin được đề cập đến những lợi ích mà Sáp nhập doanh nghiệp đem lại để lí giải vì sao hiên nay có nhiều các doanh nghiệp sử dụng hình thức này đến vậy

  • Phát triển nhiều khách hàng mới

  • Giúp tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

  • Tăng quy mô sản xuất

  • Tận dụng được các mối quan hệ khách hàng và tăng thị phần

  • Tạo ra cơ hội kinh doanh mới

  • Thêm được dây chuyền sản xuất.

  • Tăng phạm vi phân phối cho sản phẩm, dịch vụ

  • Nâng cao năng lực cạnh tranh

Lợi ích đem lại tuy rất lớn nhưng sáp nhập doanh nghiệp cũng có những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, do đó các chủ  doanh nghiệp cần phải cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng, lựa chọn hình thức sáp nhập hợp lý để có thể tiến hành thuận lợi, hiệu quả và hạn chế rủi ro. Và một trong những điều phải lưu ý đến chính là Các hình thứ sáp nhập doanh nghiệp hiện nay. Dựa trên những đặc điểm và tính chất mà có thể chia việc sáp nhập doanh nghiệp thành 6 hình thức chính như sau:

1. Hình thức sáp nhập doanh nghiệp dựa trên cơ cấu tài chính

  • Sáp nhập mua doanh nghiệp:là hình thức diễn ra khi doanh nghiệp này mua lại 1 doanh nghiệp khác thông qua tiền mặt hoặc các công cụ tài chính, không tạo ra 1 pháp nhân mới.
  • Sáp nhập hợp nhất doanh nghiệp: hình thức sáp nhập này sẽ tạo ra 1 pháp nhân mới.

2. Hình thức sáp nhập dựa trên tài chính

  • Hình thức sáp nhập thâu tóm cổ phiếu: được thực hiện thông qua việc mua gom cổ phiếu hoặc chuyển đổi cổ phiếu.
  • Hình thức sáp nhập thâu tóm tài sản: được thực hiện thông qua việc mua lại các tài sản của doanh nghiệp, mua nợ hoặc mua dự án bất động sản. 

3. Hình thức sáp nhập doanh nghiệp dựa trên chức năng của công ty

  • Hình thức sáp nhập doanh nghiệp theo chiều ngang: được hiểu là hình thức sáp nhập của các doanh nghiệp cùng ngành có sự cạnh tranh trực tiếp lẫn nhau. Các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này tương đồng nhau nên khi sáp nhập sẽ giúp mở rộng thị trường, giảm chi phí phải bỏ ra và tăng hiệu quả kinh doanh hơn.
  • Hình thức sáp nhập doanh nghiệp theo chiều dọc: đây là hình thức sáp nhập dựa trên các doanh nghiệp tham gia vào các giai đoạn khác nhau của việc sản xuất và tiếp cận thị trường, đem đến những ưu điểm như tăng chất lượng của sản phẩm, giảm các chi phí trung gian và giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
  • Hình thức sáp nhập doanh nghiệp kết hợp: được hiểu là sự sáp nhập giữa các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh khác nhau, từ đó hình thành nên 1 tập đoàn lớn. Nhờ việc đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh mà có thể giảm các rủi ro và tăng lợi nhuận kinh doanh hơn.

4. Hình thức sáp nhập doanh nghiệp dựa trên các chủ thể tham gia

  • Hình thức sáp nhập doanh nghiệp trong nước: hình thức này được diễn ra từ các doanh nghiệp trong cùng 1 quốc gia hoặc trong cùng 1 vùng lãnh thổ.
  • Hình thức sáp nhập doanh nghiệp quốc tế: hình thức này được diễn ra giữa các doanh nghiệp đa quốc gia/ Trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay thì hình thức này đang được diễn ra phổ biến nhất.

5. Hình thức sáp nhập dựa vào tính chất

  • Sáp nhập doanh nghiệp thân thiện: dựa trên sự đồng ý và ủng hộ của công ty vị sáp nhập và xuất phát từ lợi ích chung của 2 bên.
  • Sáp nhập doanh nghiệp thù nghịch: hình thức này công ty bị sáp nhập không đồng ý và phản đối giao dịch sáp nhập, có sử dụng các biện pháp để ngăn cản sự thâu tóm công ty.

Mọi chi tiết xin liên hệ

LUẬT GIA PHÁT

Hotline: 098. 1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn              Website: luatgiaphat.vn

Hỗ trợ trực tuyến 24/7

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT