Ngày nay, khoa học công nghệ được hình thành và phát triển mang tính ảnh hưởng quyết định đối với năng suất lao động, tạo tiền đề để thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Nó là đại diện cho sức sáng tạo của con người có những nét đặc trưng riêng không giống với những tài sản khác, nó là tài sản vô hình mà bản thân người tạo ra nó không thể chiếm hữu cho riêng mình và nó rất dễ bị chiếm đoạt, chiếm dụng. Từ đó, quyền sở hữu công nghiệp được hình thành nhằm bảo vệ những sáng tạo đó của con người. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Luật Gia Phát xin tư vấn như sau:
Hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: dưới dạng văn bản ( gọi là Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp)
Một số điều kiện hạn chế của chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
- Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
- Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
- Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
2. Căn cứ chuyển nhượng;
3. Giá chuyển nhượng;
4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
Hỗ trợ khách hàng sau dịch vụ.
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn