Sự khác biệt giữa 3 loại hình Công ty: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty Cổ phần

Mục lục bài viết

  1. 1. Cơ sở pháp lý
  2. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì ?
  3. 2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là gì ?
  4. 2.2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì ?
  5. 3. Công ty cổ phần là gì ?
  6. 4. So sánh 3 loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên  trở lên, Công ty cổ phần

Công ty TNHH và công ty cổ phần đều là các loại hình doanh nghiệp hiện nay được các nhà đầu tư ưu tiên thành lập do có nhiều thành viên cùng góp vốn thành lập nên. Vậy những điểm giống và khác nhau của các loại hình doanh nghiệp này là gì? Và nhà đầu tư nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để kinh doanh cho phù hợp? Hãy cùng Luật Gia Phát tìm hiểu về các mô hình công ty trên thông qua bài viết dưới đây.

1. Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì ?

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Theo đó thì công ty và chủ sở hữu là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.

Loại hình công ty TNHH gồm có hai loại được phân loại dựa vào nhiều yếu tố, trong đó số lượng thành viên góp vốn :

- Công ty TNHH một thành viên là công ty TNHH chỉ có duy nhất 1 cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu công ty.

- Công ty TNHH Hai thành viên trở lên là công ty TNHH có từ  2 đến 50 thành viên góp vốn.

2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là gì ?

Theo quy định tại điều 74 Luật Doanh nghiệp năm 2020 :

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

2.2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì ?

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, trong đó thành viên công ty có thể là cá nhân, tổ chức với số lượng thành viên trong công ty không vượt quá 50 người. Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Căn cứ Điều 46 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định như sau:

“Điều 46. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.”

3. Công ty cổ phần là gì ?

Theo Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 3 năm đầu;

- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

4. So sánh 3 loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên  trở lên, Công ty cổ phần

Tiêu chí

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty Cổ phần

Tư cách pháp lý

Là pháp nhân có tên gọi, tài sản riêng, con dấu riêng (Căn cứ Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015)

Quyền và nghĩa vụ của DN

Quyền và nghĩa vụ của Công ty không phụ thuộc vào loại hình Công ty

Số thành viên góp vốn/ cổ đông

Từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân

1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu

Tối thiểu là 3 thành viên và không giới hạn số lượng tối đa; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân

Tên gọi chủ thể góp vốn vào công ty 

Thành viên góp vốn

Chủ sở hữu

Cổ đông

Phạm vi trách nhiệm

Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty 

Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty 

Thủ tục chuyển đổi loại hình

Có thể chuyển đổi thành cty TNHH 1TV hoặc cty CP

Có thể chuyển đổi thành cty TNHH 2TV trở lên hoặc cty CP

Có thể chuyển đổi thành cty TNHH 1TV hoặc cty TNHH 2TV trở lên

Ghi nhận thông tin TVGV/ CĐ

Ghi nhận chủ sở hữu trên GCN ĐKDN

Không ghi nhận cổ đông trên GCN ĐKDN

Cổ đông sáng lập được ghi nhận trên Cổng thông tin QG về ĐKDN. Cổ đông khác được ghi nhận trong Sổ đăng ký Cổ đông

Hồ sơ thành lập

Căn cứ theo Điều 21, Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020

Quyền cơ bản của TVGV/ CSH/ CĐ

Điều 49 LDN 2020

Điều 76 LDN 2020

Điều 115 LDN 2020

Hình thức góp vốn khi thành lập

Các thành viên phải góp đủ 100% vốn điều lệ

Các Cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông

Thời hạn góp vốn khi thành lập

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp GCN ĐKDN, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản 

Xử lý nếu không góp vốn đúng hạn

Phải đăng ký vốn điều lệ bằng số vốn đã đóng góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ

Phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh trước khi giảm vốn điều lệ

Phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh trước khi giảm vốn điều lệ

Tăng, giảm vốn

- Giảm vốn: 

+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ.

+ Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật doanh nghiệp 2020.

+ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật doanh nghiệp 2020.

- Tăng vốn:

+ Công ty 1 Thành viên có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên;

+ Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

- Giảm vốn:

Hoàn trả một phần vốn góp cho CSH công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho CSH công ty và Giảm vốn điều lệ theo quy định tại Điều 75 Luật doanh nghiệp 2020 (Điều 87 Luật doanh nghiệp 2020).

- Tăng vốn:

Được quyền tăng vốn từ chủ sở hữu đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp người khác (dẫn đến thay đổi hình thức doanh nghiệp)

- Giảm vốn:

Giảm vốn bằng cách công ty mua lại cổ phần và làm thủ tục điều chỉnh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần

- Tăng vốn:

Bằng cách tăng số lượng cổ phần được quyền chào bán.

Chuyển nhượng vốn

Các thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn cho cá nhân, tổ chức khác.

Chủ sở hữu Công ty được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn cho cá nhân, tổ chức khác (Nếu chuyển nhượng một phần sẽ dẫn đến chuyển đổi loại hình công ty sang 02 thành viên hoặc cổ phần).

- Trong 3 năm kể từ ngày thành lập, cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần cho người khác.

- Chỉ chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông

Quyền phát hành cổ phần

Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần

Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn

Các loại cổ phần: Ưu đãi biểu quyết; Ưu đãi hoàn lại và Ưu đãi cổ tức

Quyền phát hành trái phiếu

Có quyền phát hành trái phiếu

Phân chia lợi nhuận và rủi ro

Được hưởng lợi nhuận hoặc chịu rủi ro tương ứng với phần vốn góp

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT