Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình: ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Vậy quyền yêu cầu ly hôn là gì? Những ai có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn? Để giải quyết những thắc mắc này, công ty Luật Gia Phát sẽ chia sẻ cho bạn những quy định của pháp luật về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 số 52/2014/QH13
Theo quy định tại khoản 14 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
Chỉ có tòa án là cơ quan duy nhất có quyền thụ lý ly hôn và ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng thể hiện dưới hình thức bản án hoặc quyết định.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng khi tình trạng gia đình trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Tòa án có thể căn cứ vào tình trạng của hôn nhân, mục đích của nó đã đến mức trầm trọng hay chưa để có thể ra phán quyết chấp nhận cho ly hôn hay là không, trừ trường hợp thuận tình.
Căn cứ tại điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Từ quy định nêu ra ở trên có thể thấy rằng, pháp luật Việt Nam luôn ưu tiên quyền quyết định trước tiên hết làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân là thuộc về vợ chồng trong quan hệ hôn nhân đó. Cũng chính vì thế mà quyền yêu cầu giải quyết ly hôn là quyền của mỗi người vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn với chồng hoặc vợ của mình dựa trên ý chí tự nguyện.
Tiếp theo đó là quyền của cha, mẹ, người thân thích với vợ hoặc chồng mà người vợ hoặc chồng đó đang bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng hoặc vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Trong quan hệ hôn nhân thì pháp luật đã có quy định về việc vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền yêu cầu ly hôn. Do đó, trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ chồng đều có quyền ly hôn như nhau, không ai được cưỡng ép, lừa dối, cản trở vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng trong việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên nhằm bảo vệ lợi ích của phụ nữ, của trẻ em và của xã hội, khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai , sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định một trường hợp ngoại lẹ cho phép cha mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu ly hôn. Cha mẹ, người thân thích khác của vợ, chồng chỉ có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp đặc biệt là khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Quy định này giúp giải quyết được yêu cầu thực thế về việc bảo vệ quyền, lợi ích của bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể làm chủ được nhận thức, hành vi của mình, đồng thời, là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ, chồng gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, tinh thần của họ.
Vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền yêu cầu ly hôn. Trong suốt thời kì hôn nhân, vợ chồng đều có quyền ly hôn như nhau, không ai được cưỡng ép, lừa dối, cản trở vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng trong việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên nhằm bảo vệ lợi ích của phụ nữ, của trẻ em và của xã hội, khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai , sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trong thực tế, nhiều người cho rằng chỉ khi đứa con mà người vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi dưới mười hai tháng tuổi là con của người chồng hiện tại đó thì người chồng mới không có quyền yêu cầu ly hôn còn nếu đứa con của người vợ là con của một người đàn ông khác người chồng hiện tại thì người chồng vẫn có quyền ly hôn. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì dù đứa trẻ đó là con của ai thì người chồng vẫn không có quyền yêu cầu ly hôn khi người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi. Quy định này nhằm bảo vệ bà mẹ, đặc biệt là bảo vệ thai nhi và trẻ nhỏ, tránh những tác động tiêu cực đến bà mẹ, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ nhỏ. Đây là một quy định mang tính nhân văn của pháp luật.
Mặt khác, nếu trong trường hợp người vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi mà người vợ cảm thấy việc duy trì quan hệ kết hôn đối với người chồng của mình trong thời điểm hiện tại gây tác động xấu đến mình, ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi hoặc đứa trẻ dưới mười hai tháng tuổi thì pháp luật hiện hành cũng có đưa ra các quy định về việc người mẹ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn hoặc thuận tình ly hôn theo yêu cầu của người chồng.
Trên đây là một số thông tin về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn mà Công ty Luật Gia Phát muốn chia sẻ đến quý khách hàng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc muốn được giải đáp, tư vấn hãy gọi ngay tới hotline: 098.1214.789, hoặc gửi thư qua hòm mail: ceo@luatgiaphat.vn để được hỗ trợ nhanh nhất có thể.
Mọi chi tiết xem thêm tại: Luatgiaphat.com / Luatgiaphat.vn