Hợp đồng hợp tác kinh doanh hiện nay được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhu cầu hợp tác giữa các doanh nghiệp và pháp nhân là một yếu tố của thành công đối với từng doanh nghiệp. Đặc điểm nổi bật của loại hình hợp đồng này là nó không dẫn đến việc thành lập pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là việc hợp tác giữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong kinh doanh nhằm phần chia lợi nhuận và sản phẩm.
Các điều khoản cần có khi soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Hợp đồng cần thể hiện rõ thông tin, xác định rõ xem chủ thể hợp đồng là ai:
Pháp nhân;
Tên pháp nhân;
Mã số ĐKDN;
Địa chỉ;
Sđt, email;
Người đại diện.
Lưu ý: Cần xác định rõ thông tin chủ thể và xác định thẩm quyền của người ký kết (người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền);
Thông tin về địa điểm, thời gian, phương thức hợp tác của các bên;
Địa chỉ giao dịch đối với dự án;
Mục tiêu của việc hợp tác;
Phạm vi hoạt động của các bên đối với dự án;
Thời hạn hợp tác;
Chủ sở hữu của dự án sau khi dự án hoàn thành.
3. Điều khoản về ban điều phối dự án hợp tác kinh doanh
Các bên có thể thỏa thuận để thành lập ban điều hành để quản lý dự án hợp tác;
Thành viên ban điều phối do các bên tự thỏa thuận, có thể là người của cả hai bên hoặc một bên hoặc do một bên thứ ba.
Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của ban điều phối do các bên thỏa thuận nhưng cần làm rõ để không trùng lặp với quyền hạn của các thành viên trong hợp đồng hợp tác.
Quyền và nghĩa vụ của ban điều phối do các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận.
Việc đóng góp có thể dưới các hình thức như tiền, tài sản, công sức,…….
Các bên thỏa thuận tỷ lệ, thời hạn, hình thức đóng góp của mỗi thành viên trong hợp đồng;
Việc quản lý phần vốn góp có thể đặt dưới sự giám sát của ban điều hành hoặc do các bên tự thỏa thuận về quyền của mỗi bên đối với tài sản góp vốn;
Thỏa thuận rõ đối với các khoản chi phí phát sinh do một bên thanh toán trước trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được gộp vào phần góp vốn hay không;
Việc phân chia lợi nhuận dựa trên phần trăm đóng góp vào dự án hoặc theo các bên thỏa thuận khác.
Quyền:
Quyền quản lý đối với các hạng mục trong dự án, đối với phần vốn góp;
Quyền giám sát đối với hoạt động của bên còn lại;
Tham gia tư vấn, thay đổi các hạng mục trong dự án hợp tác;
Chuyển giao hợp đồng cho bên thứ ba;
Phân chia lợi nhuận giữa các bên;
Quyền khác do các bên thỏa thuận.
Nghĩa vụ
Góp vốn đúng, đủ thời hạn;
Thực hiện đúng các công việc đã được thỏa thuận;
Chịu trách nhiệm đối với phần công việc mà mình thực hiện;
Chịu phạt trong trường hợp không thực hiện các nghĩa vụ;
Nghĩa vụ khác do các bên thỏa thuận.
Các bên thỏa thuận trong quá trình thực hiện hợp đồng một bên có quyền chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba hay không;
Khi chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba đồng nghĩa với việc các quyền và nghĩa vụ sẽ được chuyển giao cho bên thứ ba;
Xác định rõ phần vốn góp có được chuyển giao cho bên thứ ba không hay bên thứ ba sẽ thực hiện góp vốn phần vốn góp mới.
Khi hai bên cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
Một bên đơn được phép phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp đáp ứng điều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng trong hợp đồng này;
Các bên tự thỏa thuận về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng
Trong trường hợp một bên chấm dứt hợp đồng trái với các thỏa thuận mà gây thiệt hại cho bên còn lại thì phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cũng như khoản tiền phạt vi phạm;
Bất kỳ việc không thực hiện hay chậm trễ thực hiện nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng mà do ảnh hưởng trực tiếp của sự kiện bất khả kháng đều không bị coi là vi phạm Hợp đồng.
Bên bị tác động bởi sự kiện bất khả kháng phải gửi thông báo bằng văn bản cho bên kia biết. Đồng thời tìm mọi biện pháp để hạn chế và khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây nên trong phạm vi và khả năng cho phép. Hợp đồng sẽ được các bên tiếp tục thực hiện sau khi sự kiện bất khả kháng không còn hoặc đã được khắc phục xong.
Một bên có nghĩa vụ chịu phạt khi không thực hiện đúng nghĩa vụ mà nguyên nhân không nằm trong những trường hợp miễn trừ trách nhiệm;
Bồi thường thiệt hại phát sinh khi một bên bị thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là do việc bên còn lại không thực hiện theo đúng các nghĩa vụ đã thỏa thuận;
Nghĩa vụ phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại sẽ không phát sinh trong trường hợp bất khả kháng;
Các bên thỏa thuận về mức phạt hợp đồng nhưng không được vượt quá 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm (Điều 301 Luật thương mại).
Trường hợp có tranh chấp giữa các bên thì các bên phải cùng nhau thương lượng, bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác hữu nghị và tôn trọng quyền lợi chính đáng của nhau.
Các bên có thể thỏa thuận xử lý vụ việc theo tố tụng trọng tài hoặc khởi kiện ở tòa án có thẩm quyền
Mọi trường hợp tranh chấp, khiếu nại đều phải gửi cho các bên hữu quan bằng văn bản chính thức.
Để được tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Mọi thông tin chi tiết có thể xem tại website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn
Luật Gia Phát – Niềm tin pháp lý doanh nghiệp!