Quy định của pháp luật dân sự hiện hành về quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận cầm cố (2023).

Mục lục bài viết

  1. 1. Khái niệm cầm cố tài sản
  2. 2. Quyền xử lý tài sản cầm cố của bên nhận cầm cố 
  3. 3. Nghĩa vụ thông báo của cửa hàng cầm đồ trước khi xử lý tài sản bảo đảm
  4. 4. Thời gian thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

Hiện nay, việc cầm cố tài sản hết sức phổ biến do biện pháp bảo đảm cầm cố được coi là dịch vụ tối ưu nhất giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính trong thời gian ngắn. Pháp luật cũng đã có những quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi tham gia vào quan hệ này. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là bên nhận cầm cố (cửa hàng cầm đồ) có được thanh lý tài sản cầm cố của bên cầm cố hay không? Để làm rõ vấn đề này, mời quý vị theo dõi bài viết dưới đây do Luật Gia Phát tổng hợp.

1. Khái niệm cầm cố tài sản

Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Cầm cố tài sản như sau: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”

Như vậy, cầm cố tài sản là , biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà một bên đưa tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo chắc chắn sẽ thực hiện nghĩa vụ nhất định.

2. Quyền xử lý tài sản cầm cố của bên nhận cầm cố 

Điều 314 Bộ luật dân sự 2015 quy định Quyền của bên nhận cầm cố như sau:

1. Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

2. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.

4. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Như vậy, bên nhận cầm cố (cửa hàng cầm đồ) có quyền xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm gồm: 

"1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định

Như vậy, cửa hàng cầm đồ hoàn toàn có quyền xử lý tài sản cầm cố khi các bên có thỏa thuận hoặc khi đến hẹn mà người cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Tuy nhiên, việc xử lý tài sản cầm cố phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đó là phải thông báo đến người cầm cố.

3. Nghĩa vụ thông báo của cửa hàng cầm đồ trước khi xử lý tài sản bảo đảm

Căn cứ quy định tại Điều 300 Bộ luật dân sự 2015, việc Thông báo xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:

1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

2. Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Như vậy, trước khi xử lý tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố (cửa hàng cầm đồ) phải thông báo cho người cầm cố trong một khoảng thời gian hợp lý. Nếu không thông báo mà việc thanh lý tài sản gây thiệt hại thì bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại.

4. Thời gian thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2021) quy định về Thông báo xử lý tài sản bảo đảm hướng dẫn Điều 300 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Về nội dung văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, khoản 1 Điều 51 quy định: “Văn bản thông báo có những nội dung chủ yếu sau đây: “a) Lý do xử lý tài sản bảo đảm; b) Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý; c) Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.

Về phương thức và địa chỉ thông báo, khoản 2 Điều 51 quy định như sau:

+ Gửi trực tiếp văn bản thông báo cho bên bảo đảm hoặc;

+ Thông qua ủy quyền;

+ Dịch vụ bưu chính;

+ Phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu;

+ Phương thức khác đến địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp.

+ Trường hợp bên bảo đảm thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho bên nhận bảo đảm biết thì địa chỉ của bên bảo đảm được xác định theo địa chỉ đã được bên bảo đảm cung cấp trước đó, theo hợp đồng bảo đảm hoặc theo thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm.

Như vậy, bên nhận cầm cố phải thông báo về việc xử lý tài sản cho người cầm cố theo các phương thức trên. Trường hợp bên cầm cố thay đổi địa chỉ mà không thông báo lại cho bên nhận cầm cố thì địa chỉ được xác định theo địa chỉ cung cấp trước đó, theo hợp đồng cầm cố hoặc theo thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm.

Về Thời hạn thông báo xử lý tài sản cầm cố, khoản 4 Điều 51 quy định: “Thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, nhưng trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lý ngay theo quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Dân sự.

Trường hợp tài sản bảo đảm là chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này.

Như vậy, bên nhận cầm cố phải thông báo cho người cầm cố theo thời gian đã thỏa thuận. Nếu các bên không có thỏa thuận thì phải thông báo trong thời gian hợp lý, trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm. Trừ trường hợp đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

Kết luận: Bên nhận cầm cố (cửa hàng cầm đồ) hoàn toàn có quyền xử lý tài sản cầm cố, nhưng phải thông báo đến người cầm cố theo quy định của pháp luật.

 

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT