Phát hiện con chung không phải con của mình, chồng có quyền không nhận cha con hay không? Thủ tục thế nào?

Mục lục bài viết

  1. 1.Thế nào là con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân
  2. 2.Thủ tục và nghĩa vụ chứng minh
  3. 3.Tại sao nên sử dụng mẫu đơn từ chối nhận con của công ty Luật Gia Phát?

Hiện nay có rất nhiều trường hợp con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng lại không phải con ruột của chồng. Và thật trớ trêu thay, đã có không ít trường hợp, cho đến lúc con lớn mà thấy không giống ai trong gia đình, đi xét nghiệm ADN thì mới phát hiện ra. Vậy khi đó phải xử lý thế nào? Pháp luật quy định về vấn đề này ra sao? Hãy cùng Công ty Luật Gia Phát tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1.Thế nào là con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân

Căn cứ Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xác định cha, mẹ như sau:

“Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Như vậy, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Đồng thời con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Và con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Từ quy định nêu trên, có thể hiểu thực tế những trường hợp được xem là con chung của vợ chồng như sau:

- Không cần biết có thai khi nào, nhưng cứ sinh con trong thời kỳ hôn nhân thì là con chung

- Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân thì con sinh ra hiển nhiên là con chung

- Con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân (vợ hoặc chồng chết) được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân → là con chung

- Vợ chồng chưa đăng ký kết hôn mà sinh con và đều thừa nhận thì đó là con chung

Tuy nhiên trong trường hợp người vợ có con với người khác khi đang trong thời kỳ hôn nhân với người chồng thì người chồng vẫn có quyền không nhận con. Cụ thể, nếu không muốn thừa nhận con thì người chồng có thể gửi yêu cầu đến Toà án và cung cấp kèm theo chứng cứ để Tòa án xác nhận người con không phải con chung của hai vợ chồng.

2.Thủ tục và nghĩa vụ chứng minh

- Về nghĩa vụ chứng minh:

Người đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ chứng minh, căn cứ khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: "Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp", trong trường hợp này là người chồng.

- Về thủ tục:

Bước 1: Quyết định của Tòa án công nhận không phải cha, con

Cách thức xác định huyết thống mà ai cũng nghĩ đến trước hết là đi xét nghiệm ADN, tuy nhiên cần lưu ý, không phải cứ tự tới bệnh viện làm xét nghiệm và xuất trình kết quả cho Tòa án là sẽ được công nhận. Thông thường sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:

+ Trường hợp thứ nhất, người vợ đồng ý với kết quả xét nghiệm. Đây là trường hợp đơn giản nhất bởi lẽ không cần chứng minh thêm nữa, vì căn cứ khoản 2 của Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đây thuộc trường hợp những tình tiết, sự kiện không cần chứng minh: "2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh."

Lúc này, con không phải là con chung của vợ chồng nên người chồng không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng.

+ Trường hợp 2: Tuy nhiên, nếu người vợ không đồng ý với kết quả xét nghiệm này thì đôi bên sẽ phải nhờ đến Tòa án.

- Lúc này Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu giám định theo yêu cầu của người chồng, căn cứ điểm g khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

"Điều 97. Xác minh, thu thập chứng cứ

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:

g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;

2. Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:

c) Trưng cầu giám định;"

- Còn nếu Tòa án không đồng ý yêu cầu giám định thì lúc này người chồng mới được tự mình yêu cầu cơ quan chuyên môn giám định ADN, theo khoản 1 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: "Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự". Và kết quả tự đi giám định lúc này mới có giá trị để Tòa án dùng làm căn cứ xét xử. Trình tự này cũng phù hợp quy định của Luật Giám định tư pháp 2012, theo đó, “Một người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận.” (khoản 3 Điều 2).

Nếu chưa đồng ý với kết quả giám định lần đầu thì người chồng có quyền đề nghị Tòa án trưng cầu giám định lại lần nữa theo thủ tục trên.

Bước 2: Sau khi nhận được quyết định của Tòa án, người chồng đến Ủy ban nhân dân xã nơi mình cư trú để yêu cầu không nhận con, chấm dứt mối quan hệ cha con trên Giấy khai sinh của con, nếu đã đăng ký khai sinh và ghi vào Sổ hộ tịch.

Hồ sơ yêu cầu không nhận con bao gồm:

+ Tờ khai không nhận cha con theo mẫu quy định;

+ Bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú;

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con; trường hợp này anh phải đưa ra những giấy tờ chứng minh đứa bé không phải là con mình, trong đó có quyết định của Tòa án.

Nếu thấy việc người chồng không muốn nhận con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng nguời chồng, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.

3.Tại sao nên sử dụng mẫu đơn từ chối nhận con của công ty Luật Gia Phát?

Nhiều khách hàng trong thời gian qua đã tin tưởng sử dụng mẫu đơn từ chối nhận con của Luật Gia Phát bởi một số lý do sau:

+ Mẫu đơn được soạn chi tiết, đầy đủ thông tin

+ Mẫu đơn đầy đủ nội dung theo đúng quy định của pháp luật

+ Khi sử dụng đơn mà có thắc mắc gì sẽ được hướng dẫn, giải đáp kịp thời để đơn viết chính xác nhất.

 

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT