Chuyển nhượng nhãn hiệu

Mục lục bài viết

  1. 1. Điều kiện đối với việc chuyển nhượng nhãn hiệu
  2. 2. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
  3. 3. Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

Nhãn hiệu là tài sản trí tuệ của con người được pháp luật bảo hộ thông qua đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ. Trong quá trình hoạt động và tạo lập thương hiệu có thể vì một lý do nào đó chủ sở hữu nhãn hiệu muốn chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho người khác. Sau đây Luật Gia Phát xin gửi đến các thông tin cần thiết sau đây:

1. Điều kiện đối với việc chuyển nhượng nhãn hiệu

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng nhãn hiệu

Không phải mọi nhãn hiệu đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều được chuyển nhượng và không phải mọi chủ thể đều được chuyển/nhận chuyển nhượng nhãn hiệu. Pháp luật Sở hữu trí tuệ có quy định một số điều kiện hạn chế đối với chuyển nhượng nhãn hiệu phải tuân theo:

  • Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;
  • Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Quyền đối với nhãn hiệu chi được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu.

2. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau:

  1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  2. Căn cứ chuyển nhượng;
  3. Giá chuyển nhượng;
  4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác không trái với quy định của pháp luật.

3. Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

Bước 1: Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đòng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Bươc 2: Thức hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bên chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ bao gồm các tài liệu:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có).

Bước 3: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các hoạt động sau:

Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đang ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức.

Sau đó tiến hành ghi nhận và văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới, ghi nhận việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

Trên đây là tư vấn của Luật Gia Phát liên quan đến chuyển nhượng nhãn hiệu. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và đại diện Quý khách hàng thực hiện việc soạn thảo và làm việc với cơ quan nhà nước.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH Gia Phát

Hotline (24/7): 0981.214.789

Email: ceo@luatgiaphat

Website: luatgiaphat.vn/ luatgiaphat.com

 

 

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT