Sự khác nhau giữa Hộ kinh doanh và Công ty

Mục lục bài viết

  1. 1. Căn cứ pháp lý
  2. 2. Khái niệm pháp lý của Hộ kinh doanh và Công ty 
  3. 2.1 Hộ kinh doanh là gì?
  4. 2.2. Công ty là gì?
  5. 3. Sự khác nhau giữa Hộ kinh doanh và Công ty
  6.  4. Ưu điểm và hạn chế giữa Hộ kinh doanh và Công ty

Luật doanh nghiệp quy định rằng các chủ thể có thể lựa chọn từ nhiều hình thức và loại hình kinh doanh khác nhau dựa trên nhu cầu kinh doanh của họ. Do đó, việc chọn loại hình kinh doanh là một vấn đề đáng quan tâm đối với các chủ thể kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, Luật Gia Phát sẽ hỗ trợ quý khách hàng trong việc hiểu rõ sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và công ty, giúp quý khách hàng có quyết định phù hợp nhất khi chọn loại hình kinh doanh.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2020  số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021;

- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ban hành ngày 04/01/2021 có hiệu lực thi hành 04/01/2021.

2. Khái niệm pháp lý của Hộ kinh doanh và Công ty 

2.1 Hộ kinh doanh là gì?

- Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

- Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ“

Như vậy, hộ kinh doanh là do một cá nhân hay một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đã đủ độ tuổi theo quy định là 18 tuổi, có thể chịu trách nhiệm đầy đủ cho hành vi của mình. Hoặc một hộ gia đình làm chủ và chỉ được đăng ký kinh doanh dưới quy mô 10 người lao động và chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh.

- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Chủ hộ kinh doanh là một trong các đối tượng sau:

+ Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;

+ Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

2.2. Công ty là gì?

- Công ty bao gồm các hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

- Hiện nay, rất nhiều người lầm tưởng rằng hai thuật ngữ công ty và doanh nghiệp là một. Công ty và doanh nghiệp có một vài điểm giống nhau. Tuy nhiên, đứng trên một số phương diện nhất định, chúng ta sẽ thấy rõ một vài điểm khác biệt giữa công ty và doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

- Nói đến doanh nghiệp là nói đến tập hợp những công ty có đặc điểm chung như: Doanh nghiệp Tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước,…

- Doanh nghiệp gồm 5 hình thức sau đây:

+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn

+ Hộ kinh doanh

+ Công ty Cổ phần

+ Công ty Hợp danh

+ Doanh nghiệp tư nhân

- Luật Doanh nghiệp không có khái niệm cụ thể về công ty, nhưng dựa vào các đặc điểm chung của các hình thức công ty có thể hiểu rằng công ty là một loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm cơ bản:

+ Là một pháp nhân.

+ Tách biệt và là chủ thể pháp lý độc lập với chủ sở hữu.

+ Trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu với công ty.

+ Cổ phần hay phần vốn góp là chuyển nhượng được.

+ Quản lý tập trung và thống nhất.

Như vậy, trong 5 loại hình doanh nghiệp, chỉ có Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty Cổ phần là được gọi là công ty.

Còn hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư vấn và công ty hợp danh không phải là công ty.

Như vậy có thể khẳng định rằng, chúng ta chỉ nên dùng từ doanh nghiệp khi muốn chỉ chung chung tất cả các công ty còn nói đến công ty là nhắc tới công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

3. Sự khác nhau giữa Hộ kinh doanh và Công ty

Tiêu chí

Hộ kinh doanh

Công ty

Tư cách pháp nhân 

Không có tư cách pháp nhân

Có tư cách pháp nhân

Thành viên 

- Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;

- Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Một cá nhân hoặc một tổ chức 

Cơ cấu tổ chức, quản lý, số lượng lao động

- Chủ hộ kinh doanh

- Giới hạn nhân công không quá 10 người

- Cá nhân làm chủ sở hữu: Chủ tịch, Giám đốc/Tổng giám đốc

- Tổ chức làm chủ sở hữu: 

Chủ tịch, Giám đốc/Tổng giám đốc 

- Hội đồng thành viên (có từ 3 đến 7 thành viên) Giám đốc/Tổng giám đốc

- Không giới hạn số lượng lao động

Quy mô kinh doanh

Có quy mô nhỏ, việc kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… Vì vậy địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế hơn công ty.

Không bị giới hạn về quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh, công ty được phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính

- Không có sự tách biệt về tài sản

- Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh 

- Tách biệt giữa tài sản công ty và tài sản NĐT

- Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty 

Điều kiện kinh doanh

Chỉ trong một số trường hợp nhất định, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu.

Phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và có con dấu.

Số lượng được đăng ký

1 người chỉ đăng ký được 1 hộ kinh doanh cá thể

1 người có thể đăng ký nhiều công ty

Các khoản thuế phải đóng

- Thuế môn bài;

- Thuế giá trị gia tăng;

- Thuế thu nhập cá nhân.

Tùy theo mức doanh thu của Hộ kinh doanh trong năm để xác định các loại thuế mà hộ kinh doanh cần phải đóng. Đối với một số trường hợp mà mức doanh thu của hộ kinh dưới 100 triệu /năm có thể được miễn các loại thuế trên.

- Thuế môn bài;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Thuế thu nhập cá nhân;

- Thuế xuất nhập khẩu.

 

 4. Ưu điểm và hạn chế giữa Hộ kinh doanh và Công ty

 

Hộ kinh doanh

Công ty

Ưu điểm

Quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. nghĩa vụ thuế ít và đơn giản hơn, hộ kinh doanh chỉ phải đóng 3 loại thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Thủ tục giải thể đơn giản, nhanh chóng.

Thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề trong kinh doanh. Về địa điểm kinh doanh và quy mô công ty rộng hơn so với hộ kinh doanh. Chế độ chịu trách nhiệm chỉ trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty chủ sở hữu không phải lấy tài sản của mình để chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty. Có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; Có thể phát triển mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài.Có tiềm năng phát triển và thu hút đối tác hơn so với hộ kinh doanh.

Hạn chế

Tuy nhiên hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động nhỏ hẹp. Không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện; không xuất hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế GTGT làm hạn chế đối tác kinh doanh.

Nghĩa vụ thuế nhiều hơn và phức tạp do công ty phải đóng 4 loại thuế bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Thủ tục giải thể phức tạp và kéo dài hơn.

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT