Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn trong Công ty hợp danh

Mục lục bài viết

  1. Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:
  2. Các thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:

Hiện nay, Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp ít phổ biến ở Việt Nam. Song loại hình doanh nghiệp này vẫn được một số bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư lựa chọn để hoạt động kinh doanh. Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định chi tiết và cụ thể về loại hình doanh nghiệp này. Với những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp, Luật Gia Phát sẽ phân tích những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn trong Công ty hợp danh.

Thành viên góp vốn trong Công ty hợp danh thực chất là những người đầu tư vốn vào công ty và mặc dù họ vẫn được thực hiện các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty nhưng quyền lợi bị hạn chế hơn so với các thành viên hợp danh. Những thành viên góp vốn cũng chỉ chịu trách nhiệm về tài sản tương ứng với số vốn góp của họ trong Công ty hợp danh.

Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:

- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;

- Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty;

- Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, sổ biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;

- Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;

- Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty;

- Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết hoặc bị Tòa tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;

- Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;

- Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty.

Các thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:

- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;

- Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;

- Tuân thủ Điều lệ, nội quy công ty và quyết định của Hội đồng thành viên;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty.

Để được tư vấn, bạn đọc vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Mọi thông tin chi tiết có thể xem tại website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

Luật Gia Phát – Niềm tin pháp lý doanh nghiệp! 

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT