Hợp tác xã là gi? Đặc điểm của Hợp tác xã?

Mục lục bài viết

  1. 1. Hợp tác xã là gì?
  2. 2. Đặc điểm của Hợp tác xã

Hợp tác xã là một trong những mô hình kinh tế đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta hiện nay, bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân…. Mặc dù có thể hiểu, hợp tác xã là một hình thức thể hiện cho thành phần kinh tế tập thể, nhưng không phải ai cũng hiểu về khái niệm cũng như bản chất của hình thức “hợp tác xã” này. Hợp tác xã là gì? Hợp tác xã có những đặc điểm gì? – Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong phạm vi bài viết, Luật Gia Phát sẽ đề cập đến khái niệm hợp tác xã và chỉ ra đặc điểm của loại hình kinh tế này theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Hợp tác xã là gì?

Về khái niệm hợp tác xã, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012, được hiểu là một tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, đồng sở hữu,có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên cơ sở nguyện vọng và nhu cầu chung của các thành viên và do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập, tương trợ lẫn nhau, tạo điều kiện về việc làm, và phối hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hợp tác xã được xác định là hình thức thể hiện của thành phần kinh tế tập thể, hoạt động trên cơ sở tự chủ, có tính chất tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý cơ cấu và hoạt động của hợp tác xã. 

2. Đặc điểm của Hợp tác xã

Trên cơ sở khái niệm hợp tác xã được xác định theo Luật hợp tác xã năm 2012 ở trên, có thể khái quát, hợp tác xã có các đặc điểm cơ bản sau: 

- Thứ nhất, xét về góc độ kinh tế, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội. Tính xã hội của hợp tác xã thể hiện ở một số điểm sau:

   + Nguyên tắc phân chia lợi nhuận: Một phần lợi nhuận trong hợp tác xã dùng để trích lập các quỹ, được phân chia cho việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, huấn luyện, thông tin cho xã viên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa – xã hội chung của cộng đồng dân cư địa phương … Một phần lợi nhuận khác cần được phân phối lại cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ. Do vậy mà kể cả những thành viên góp vốn ít nhưng vẫn có cơ hội được nhiều lợi nhuận hơn người góp nhiều.

   + Tổ chức quản lí: thành viên hợp tác xã có quyền biểu quyết ngang nhau.

   + Hợp tác xã được thành lập để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm tạo việc làm cho các thành viên, thúc đẩy sự phát triển và góp phần hạn chế thất nghiệp trong xã hội.

- Thứ hai, hợp tác xã có số lượng thành viên tối thiểu là 7 thành viên. Thành viên tham gia hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình nhưng cũng có thể là pháp nhân khi đáp ứng được các điều kiện được quy định trong Điều 13 Luật hợp tác xã năm 2012, và Điều 3, 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP.

- Thứ ba, hợp tác xã có tư cách pháp nhân, hoạt động trên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng.

- Thứ tư, các thành viên của hợp tác xã tự nguyện tham gia và cùng nhau làm việc, hợp tác tương trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ, được hưởng lợi nhuận và phân phối thu nhập từ hoạt động kinh doanh của hợp tác xã theo nguyên tắc quy định trong điều lệ của hợp tác xã và Luật hợp tác xã.

Trên đây Luật Gia Phát xin tư vấn cho quý khách về mô hình hợp tác xã.

Để được tư vấn miễn phí và kịp thời vui lòng liên hệ
Hotline: 098.1214.789

Hoặc luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn và ceo@luatgiaphat.vn   

Luật Gia Phát – Sự lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp!

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT