Hợp tác xã là một trong những mô hình kinh tế đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta hiện nay, bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân…. Có thể hiểu, hợp tác xã là một hình thức thể hiện cho thành phần kinh tế tập thể, nhưng không phải ai cũng hiểu về khái niệm cũng như bản chất của hình thức “hợp tác xã” này. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Luật Gia Phát sẽ trả lời câu hỏi này của quý khách qua bài viết sau đây.
Căn cứ theo khái niệm “hợp tác xã” được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012 được trích dẫn ở trên, có thể khẳng định, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.
Để thành lập được một hợp tác xã, trước hết phải có một người được xác định là sáng lập viên tham gia thành lập hợp tác xã và đứng ra vận động, tuyên truyền người khác tham gia vào tổ chức hợp tác xã, đồng thời tạo dựng phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, dự thảo điều lệ và những công việc cần thiết khác.
Sau đó, sáng lập viên sẽ thực hiện việc tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã với sự tham gia của các thành viên có nguyện vọng tham gia, gia nhập vào hợp tác xã. Hội nghị thành lập hợp tác xã sẽ thực hiện việc thông qua quyết định thành lập, các nội dung về cơ cấu, phương án hoạt động, điều lệ và các nội dung khác liên quan đến sự thành lập và phát triển của hợp tác xã.
Trước khi chính thức đi vào hoạt động thì hợp tác xã phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính. Sau khi hoàn tất thủ tục, hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo đúng quy định của pháp luật và đáp ứng đủ các điều kiện để thành lập hợp tác xã thì hợp tác xã này sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Như vậy, hợp tác xã là một tổ chức được thành lập một cách chặt chẽ với trình tự, thủ tục đều phải chấp hành theo đúng quy định của pháp luật và được sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Đại hội thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, thường thực hiện thông qua các hình thức tổ chức đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường.
– Hội đồng quản trị hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã, gồm chủ tịch và thành viên trong đó số lượng thành viên của hội đồng quản trị sẽ do điều lệ quy định cụ thể nhưng tối đa không quá 15 người và tối thiểu ít nhất là 03 người.
– Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) là người trực tiếp điều hành, và quản lý các hoạt động của hợp tác xã.
– Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên là bộ phận hoạt động độc lập, do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên hợp tác xã theo hình thức bỏ phiếu và có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã và Luật. Ban kiểm soát có số lượng thành viên không quá 07 người.
Lưu ý: Đối với các hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên thì bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát, còn trường hợp có dưới 30 thành viên trở xuống thì hợp tác xã có thể thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo nội dung của Điều lệ hợp tác xã đó.
Căn cứ theo quy định của Luật hợp tác xã thì tài sản của hợp tác xã bao gồm vốn điều lệ, vốn hoạt động, và các khoản trợ cấp, hỗ trợ từ Nhà nước, từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các nguồn thu hợp khác cũng như các tài sản khác, được xác định là những tài sản, độc lập, và có sự phân định rõ ràng với các tài sản khác của thành viên hợp tác xã, được hình thành theo các hình thức góp vốn và huy động vốn nhất định, cũng như có cách thức phân phối lợi nhuận riêng theo quy định của pháp luật và điều lệ của hợp tác xã.
Ngoài ra khi hợp tác xã đang còn hoạt động, hợp tác xã cũng có những quy chế riêng trong việc xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã khi kết thúc năm tài chính thông qua việc xử ký giảm lỗ, hay sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp, hoặc chuyển lại sang năm sau. Đồng thời, trong quy định tại Điều 15 Luật hợp tác xã năm 2015 thì các thành viên của hợp tác xã cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính khác của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã.
Có thể thấy, với những khía cạnh được phân tích nêu trên, Hợp tác xã hoàn toàn đáp ứng điều kiện để được xác nhận là một pháp nhân theo quy định của pháp luật, cụ thể là Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, và tư cách pháp nhân của tổ chức này cũng đã được khẳng định rõ ràng trong khái niệm hợp tác xã theo khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012.
Để được tư vấn, bạn đọc vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Mọi thông tin chi tiết có thể xem tại website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn
Luật Gia Phát – Niềm tin pháp lý doanh nghiệp!