Hiện nay, Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp ít phổ biến ở Việt Nam. Song loại hình doanh nghiệp này vẫn được một số bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư lựa chọn để hoạt động kinh doanh. Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định chi tiết và cụ thể về thành viên và cơ cấu tổ chức bộ máy công ty. Qua thực tiễn tư vấn quản trị doanh nghiệp, Luật Gia Phát sẽ phân tích khái niệm, đặc điểm; những ưu, nhược điểm của loại hình này để lý giải tại sao loại hình này không phổ biến ở Việt Nam.
Phải có ít nhất là 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có đầy đủ tư cách pháp lý về chủ thể tham gia thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của Công ty.
Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân cho nên có sự phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của cá nhân các thành viên tham gia góp vốn. Tuy nhiên trách nhiệm của các thành viên hợp danh đối với công ty là vô hạn.
Công ty hợp danh là sự kết hợp được uy tín của nhiều cá nhân nên dễ dàng tạo được niềm tin với đối tác và khách hàng.
Do không bị giới hạn về số lượng thành viên nên đây là một trong những lợi thế để có thể kêu gọi vốn bằng hình thức thêm thành viên công ty.
Vai trò của thành viên hợp danh trong công ty rất lớn, hầu hết các quyền tập trung vào những thành viên hợp danh, do đó mô hình tổ chức công ty cũng đơn giản.
Thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác thì cần được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh khác theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao …
Trên đây Luật Gia Phát xin tư vấn cho quý khách về Công ty hợp danh.
Để được tư vấn kịp thời và miễn phí vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Hoặc website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn
Luật Gia Phát – Sự lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp!