Cổ phần hóa doanh nghiệp là quá trình đa dạng hóa chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa nhằm mục đích thu hút nguồn vốn, nguồn nhân lực để phát huy tối đa tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh. Vậy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp được diễn ra như thế nào? Luật Gia Phát xin giải đáp vấn đề trên như sau:
- Bản chất của việc cổ phần hóa doanh nghiệp đó chính là việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác thành loại hình công ty cổ phần tại Việt Nam. Khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp thì chủ sở hữu doanh nghiệp không tiến hành việc mua bán đứt doanh nghiệp của mình mà chỉ thực hiện việc chuyển đổi doanh nghiệp của mình thành công ty cổ phần.
+ Trong những năm gần đây thì việc cổ phần hóa doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp giữ vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế quốc gia cũng sự phát triển của doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề cổ phần hóa, nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho việc doanh nghiệp thực hiện việc cổ phần hóa để đổi mới cơ cấu, hình thức hoạt động nhằm phù hợp với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.
+ Mặc khác, mục đích của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả và sáng tạo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tiến hành kinh doanh phù hợp với mục đích và thể hiện được vai trò chủ đạo của mình trong việc phát triển nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa.
Cổ phần hóa doanh nghiệp được coi là một trong những trọng tâm của nền tái cơ cấu, là nút thắt quan trọng của việc thúc đẩy các mô hình doanh nghiệp tăng trưởng diễn ra tại Việt Nam.
Không phải mô hình doanh nghiệp nào cũng được tiến hành thực hiện việc cổ phần hóa doanh nghiệp mà chỉ có các mô hình theo quy định pháp luật mới được tiến hành cổ phần hóa. Theo đó thì các mô hình doanh nghiệp được tiến hành cổ phần hóa bao gồm:
Công ty TNHH 1 thành viên. Mô hình công ty TNHH được thực hiện cổ phần hóa khi:
+ Công ty TNHH một thành viên có vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tiến hành hoạt động kinh doanh độc lập.
+ Công ty TNHH một thành viên mà Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ mà là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế hay Tổng công ty hoặc là công ty mẹ trong mô hình kinh doanh là công ty mẹ - công ty con.
- Các loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Nhìn chung, pháp luật quy định các mô hình doanh nghiệp được phép cổ phần hóa đều có đặc điểm chung là trong vốn điều lệ của doanh nghiệp đều có sự sở hữu 100% vốn Nhà nước. Vì vậy cổ phần hóa doanh nghiệp mang bản chất là cổ phần hóa doanh nghiệp mang vốn nhà nước.
Doanh nghiệp có thể tiến hành cổ phần hóa bằng các hình thức sau:
- Doanh nghiệp có thể phát hành thêm cổ phiếu để tang vốn điều lệ của mình nhưng vẫn giữ nguyên mức vốn của Nhà nước hiện đang nắm giữ trong doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có thể tiến hành bán một phần vốn hoặc toàn bộ vốn của Nhà nước có tại doanh nghiệp cho các nhà đầu tư khác, các nhà đầu tư đó khi nhận được phần vốn sẽ trở thành cổ đồng trong công ty.
Doanh nghiệp có thể kết hợp vừa phát hành cổ phiếu ra ngoài thị trường để tăng vốn điều lệ vừa bán phần vốn mà Nhà nước nắm giữ trong doanh nghiệp.
Pháp luật tạo sự chủ động của doanh nghiệp trong việc thực hiện các hình thức cổ phần hóa, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong hai hình thức cổ phần hóa hoặc có thể áp dụng kết hợp cả hai để phù hợp với nhu cầu thực tiễn của mỗi doanh nghiệp.
Trên đây là phần tư vấn của công ty Luật Gia Phát tư vấn về vấn đề đăng ký kinh doanh đối với kinh doanh cá thể.
Để được tư vấn miễn phí và kịp thời vui lòng liên hệ
Hotline: 098.1214.789
Hoặc luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn
Luật Gia Phát – Sự lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp!