Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để tăng cường hoạt động kinh doanh. Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài là việc chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại quốc gia ngoài lãnh thổ Việt Nam. Vậy, việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài phải đáp ứng đủ những điều kiện nào, thủ tục, trình tự thực hiện như thế nào.
Chị Ngọc Hà muốn đăng kí nhãn hiệu cho những mẫu thiết kế của chị tại shop quần áo mà chị bày bán, nhưng đang phân vân không biết lựa chọn đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào? Chị muốn nhờ tư vấn xem tên nên đặt như thế nào để hoàn toàn hợp pháp và không vi phạm bản quyền?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dung để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.Dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được thể hiện dưới dạng từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Với chức năng là một công cụ maketing – truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ của tổ chức, các nhân đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó. Nhãn hiệu tạo ra cho doanh nghiệp ưu thế cạnh tranh trên thị trường bởi nhãn hiệu là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp; nó tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp; nhãn hiệu thành công tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng và mở rộng thị trường. Vậy một doanh nghiệp khởi sự cần lưu ý những vấn đề gì khi bảo hộ nhãn hiệu?
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay thì việc sử dụng máy tính là rất phổ biến và thông dụng. Chúng ta sử dụng các phần mềm trong máy tính để làm việc, giải trí, kinh doanh… và nhu cầu đáp ứng ngày càng cao cho việc nâng cấp các phần mềm đó để sử dụng ngày càng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Vì vậy, việc thiết kế ra những phần mềm máy tính thông minh hơn là điều rất quan trọng. Tác giả thiết kế ra nó cần rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng nếu không có cơ chế bảo vệ một cách chặt chẽ thì rất dễ bị đánh cắp. Do đó, công ty Luật Gia Phát chúng tôi xin giới thiệu và cung ứng dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính cho khách hàng một cách chuyên nghiệp và nhanh gọn nhất.
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Xã hội càng phát triển thì các sản phẩm trí tuệ càng đóng vai trò quan trọng và cần được bảo vệ. Sự phát triển về bảo vệ tài sản trí tuệ không những bảo vệ quyền cơ bản của các cá nhân, tổ chức tạo ra tài sản trí tuệ đó mà còn thể hiện hướng phát triển văn minh của một quốc gia. Hiện nay nước ta mặc dù pháp luật đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng nhưng nhìn chung lĩnh vực này vẫn chưa được chú trọng. Tình trạng vi phạm bản quyền, vi phạm quyền tác giả vẫn còn rất phổ biến và dường như những chủ thể vi phạm vẫn chưa ý thức được đó là hành vi vi phạm. Đặc biệt trong lĩnh vực in ấn, xuất bản phổ biến nhất là hiện tượng photocopy các ấn phẩm, tác phẩm, sách một cách tràn lan mà không xin phép cũng như không được sự đồng ý của tác giả để sử dụng vào mục đích kinh doanh. Vậy trước hết nên hiểu quyền tác giả là gì?