Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp là quy trình để 2 hoặc nhiều doanh nghiệp sáp nhập với nhau theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp. Việc sáp nhập doanh nghiệp có thể mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nên việc nắm bắt các thông tin về quy trình, thủ tục, hồ sơ về sáp nhập doanh nghiệp các kiến thức liên quan quyền nghĩa vụ các bên là vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây của Luật Gia Phát sẽ cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết khi có nhu cầu thực hiện thủ tục này.
Luật doanh nghiệp 2020
Luật Cạnh tranh 2018
- Theo Khoản 2 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019) thì sáp nhập doanh nghiệp được định nghĩa như sau:
- Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
- Theo khoản 25 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.” Do đó, sáp nhập doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.
Căn cứ theo điều 201 Luật doanh nghiệp 2021 về sáp nhập công ty như sau:
- Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
- Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
+ Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
+ Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua;
+ Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.
- Các công ty thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập công ty.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.
+ Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến trình tự, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp mà Công ty Luật Gia Phát muốn chia sẻ đến quý khách hàng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc muốn được giải đáp, tư vấn hãy gọi ngay tới hotline: 098.1214.789, hoặc gửi thư qua hòm mail: ceo@luatgiaphat.vn để được hỗ trợ nhanh nhất có thể.
Mọi chi tiết xem thêm tại: Luatgiaphat.com / Luatgiaphat.vn