Định giá mua bán sáp nhập doanh nghiệp

  1. M&A là gì?

    Khi có ý định sáp nhập – mua bán doanh nghiệp, bên cạnh các thủ tục pháp lý thì việc thẩm định giá trị doanh nghiệp là điều không thể bỏ qua đối với cả bên mua và bên bán. 

  Trước hết ta hiểu M&A là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

   Cùng một tiêu chí mua bán và sáp nhập daonh nghiệp nhưng M&A được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như: Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp; Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần; Sáp nhập doanh nghiệp; Hợp nhất doanh nghiệp và chía; Tách doanh nghiệp.

  1. Vai trò của định giá trong M&A

   Vậy việc định giá trong M&A có vai trò như thế nào?

  Đối với bên mua nó là căn cứ để đưa ra giá mua hợp lý, nó là cơ sở để xác định lợi nhuận từ thương vụ M&A, và nó sẽ giúp cho bên mua có quyết định đầu tư hay không.

  Đối với bên bán thì đầu tiên việc định giá là cơ sở thực hiện của việc "chào hàng ", giúp cho bên mua thực hiện phương án mời thầu, và cuối cùng là căn cứ quyết định bán.

  1. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp

   Ta cần biết những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp với góc nhìn chủ quan và khách quan.

   Xét về yếu tố khách quan của môi trường kinh doanh, ta có thể thấy như: môi trường kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ hay quan hệ giữa các doanh nghiệp với các đươn vị bên ngoài.

   Xét về yếu tố nội tại thì hiện trạng tài sản, vị thế kinh doanh, độ uy tín, năng lực quản trị,.. ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị doanh nghiệp.

  1. Những yếu tố ảnh hưởng đến định giá doanh nghiệp

    Bên cạnh đó, ta cũng cần nhắc đến những yếu tố ảnh hưởng đến định giá doanh nghiệp. Yếu tố quan trọng nhất đó là phương pháp định giá, ta có các phương pháp định giá sau đây: ( Theo Thông tư 28/2021/TT-BTC)

  • Phương pháp tỷ số bình quân.
  • Phương pháp giá giao dịch.
  • Phương pháp  chiết khấu dòng cổ tức.
  • Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp.
  • Phương pháp tài sản.
  • Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu

Các yếu tố khác như thông tin thị trường, cơ cấu tài sản, ngành nghề kinh doanh, thời điểm định giá cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc định giá.

  1. Quy trình thẩm định giá

  Tiếp theo xét về quy trình thẩm định giá khi sáp nhập doanh nghiệp có 06 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu từ các nhà đầu tư

Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá

Bước 3: Khảo sát thực tế

Bước 4: Xây dựng báo cáo chi tiết về thẩm định giá

Bước 5: Kiểm soát

Bước 6: Phát hành báo cáo và chứng thư thẩm định

   Trên đây là một số nội dung cơ bản về định giá doanh nghiệp trong mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.

   Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào muốn được giải đáp, tư vấn hãy liên hệ ngay đến Luật Gia Phát. 

Mọi chi tiết xin liên hệ

LUẬT GIA PHÁT

Hotline: 098. 1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn              Website: luatgiaphat.vn

Hỗ trợ trực tuyến 24/7

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT