Điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 so với Luật Doanh nghiệp năm 2005 về con dấu của doanh nghiệp

Trước đây, việc quy định về con dấu doanh nghiệp mang nặng tính hình thức, hầu như các văn bản, hợp đồng giao dịch của doanh nghiệp cũng như các văn bản nội bộ doanh nghiệp bắt buộc phải có con dấu và chỉ có giá trị pháp lý khi nó tồn tại con dấu của doanh nghiệp. Có thể nói ở thời điểm đó, con dấu doanh nghiệp có giá trị pháp lý cao hơn cả chữ kỹ của người có thẩm quyền, có trường hợp đã có chữ ký của người có thẩm quyền tại doanh nghiệp nhưng không có con dấu thì cũng xem như văn bản, hợp đồng đó không có giá trị pháp lý. Với quan điểm và quy định như trên thì con dấu là đại diện pháp lý của tổ chức được công nhận thành lập hợp pháp thì con dấu là đại diện pháp lý của tổ chức đó, có giá trị xác nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật công nhận.

Đồng thời theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, mỗi doanh nghiệp chỉ được phép có một con dấu và con dấu phải được đặt ở trụ sở chính, vì thế, con dấu phải được quản lý hết sức cẩn thận để tránh những rủi ro do bi thất lạc, giả mạo,... nên có nhiều trường hợp chỉ vì xin mỗi con dấu phải đến trụ sở chính, rất tốn thời gian của doanh nghiệp.

Vì vậy, theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã giải quyết những rắc rối đó. Cụ thể Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu doanh nghiệp...”.

Như vậy, so với quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2005: “Hình thức và nội dung của con dấu, điều kiện làm con dấu và chế độ sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Chính phủ.” thì Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã thay đổi hoàn toàn quy định này dù chưa thể bỏ hoàn toàn việc sử dụng con dấu nhưng đã có bước cải cách lớn và đây là cách tiếp cận mới hoàn toàn về con dấu doanh nghiệp. Trước đây theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì việc cấp, sử dụng con dấu của doanh nghiệp do Bộ Công an quy định thì nay theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; doanh nghiệp có thể tự khắc dấu hoặc đến các cơ sở khắc dấu để làm con dấu. Tuy nhiên, nội dung con dấu có hai yếu tố thông tin bắt buộc thể hiện trên con dấu, đó là: Tên doanh nghiệp và Mã số doanh nghiệp. Trước khi sử dụng con dấu, thay vì phải đăng ký với cơ quan Công an như trước đây, nay doanh nghiệp chỉ cần thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mục đích của quy định này là nhằm công bố công khai cho xã hội và bên thứ ba được biết về con dấu. Quy định này giúp doanh nghiệp đỡ phiền hà, tốn kém về chi phí, thời gian. Theo xu hướng phát triển phương thức giao dịch điện tử, thì việc dùng con dấu sẽ không còn ý nghĩa nữa. Vì vậy, việc cải cách về con dấu là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới. Hiện nay, con dấu doanh nghiệp còn bị ràng buộc bởi nhiều quy định về giao dịch trong một số bộ luật, nếu bỏ hoàn toàn sẽ phát sinh số lượng công việc rất lớn và có thể chưa đảm bảo chặt chẽ trong quản lý.

Trên đây là một số thông tin mà Luật Gia Phát cung cấp cho quý khách hàng. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp Luật Gia Phát sẽ giải đáp mọi thắc mắc từ quý khách hàng nhanh nhất và chính xác nhất về các quy định về hóa đơn điện tử và những vấn đề pháp luật liên quan khác.

Hotline : 0981214789

Mail: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT