Luật doanh nghiệp 2020 được Quốc Hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 17/06/2020 có hiệu lực vào ngày 01/01/2021. Nắm bắt những thay đổi căn bản trong nội dung các quy định của Luật này sẽ là nền tảng giúp những người học luật, những người làm luật cũng như các Quý khách hàng hiểu rõ hơn qua đó, áp dụng pháp luật một cách chính xác. Trong bài viết dưới đấy, Luật Gia Phát xin cung cấp thông tin Điểm mới liên quan tới Con dấu theo Luật Doanh nghiệp 2020 tới Quý khách hàng và các bạn đọc.
Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dấu của doanh nghiệp bao gồm:
- Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
- Hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Trong đó, theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, sau khi tiến hành thủ tục Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký mẫu dấu trên cổng thông tin điện tử về Đăng ký kinh doanh.
Nhưng theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp không còn phải đăng ký mẫu dấu với Cơ quan quản lý nhà nước về Đăng ký kinh doanh. Theo đó, Luật doanh nghiệp 2020 chỉ quy định về dấu của doanh nghiệp được làm tại các có sở khắc dấu hoặc dưới hình thức chữ ký số. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức, nội dung.
Việc thay đổi nội dung này tuy góp phần làm giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thông báo con dấu đảm bảo tính chính xác, thống nhất, cũng như giảm khả năng trùng lặp và đảm bảo an toàn cho chính doanh nghiệp. Đồng thời, thủ tục thông báo mẫu dấu cũng khá đơn giản, không phức tạp nên không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp.
Đến Luật Doanh nghiệp 2020, quy định bắt buộc về thông tin thể hiện trong nội dung con dấu đã bị bãi bỏ.
Không những vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 còn trao cho doanh nghiệp quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp (nội dung này chưa được ghi nhận trực tiếp trong Luật Doanh nghiệp 2014).
- Luật Doanh nghiệp 2014: Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
- Luật Doanh nghiệp 2020: Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Trên đây là tư vấn của Luật Gia Phát về điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 liên quan tới con dấu. Nếu anh có vấn đề liên quan cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và tận tình sẽ giúp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Hotline: 098.1214.789
Email: ceo@luatgiaphat.vn
Website: luatgiaphat.com / luatgiaphat.vn (Hỗ trợ trực tuyến 24/7)