Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử hay còn gọi là giấy phép icp là điều kiện bắt buộc khi doanh nghiệp, tổ chức muốn thiết lập và duy trì một trang thông tin điện tử. Vậy trang thông tin điện tử nào phải thực hiện thủ tục xin cấp phép? Trình tự, thủ tục cấp phép ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Gia Phát xin làm rõ câu hỏi xin giấy phép ICP khi nào.
1. Trang thông tin điện tử phải xin giấy phép icp
Theo quy định pháp luật hiện hành, các trang thông tin điện tử phải cấp phép bao gồm:
- Trang thông tin điện tử tổng hợp.
Ở đây, trang thông tin điện tử tổng hợp được giải thích như sau: Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
- Các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành, mạng xã hội khi cung cấp thông tin tổng hợp.
2. Trình tự, thủ tục xin giấy phép icp
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ giấy phép icp bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử (giấy phép icp)
+ Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập của tổ chức hoặc Giấy phép hoạt động báo chí hoặc Điều lệ hoạt động của đoàn, hội.
Trong nội dung của các giấy tờ này phải có ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh hoặc chức năng nhiệm vụ phù hợp với nội dung thông tin cung cấp trên trang thông tin điện tử tổng hợp mà tổ chức, doanh nghiệp xin cấp phép.
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Bản sao có công chứng hoặc chứng thực bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên của người chịu trách nhiệm quản lý nội dung trang thông tin điện tử xin cấp phép.
+ Đề án hoạt động.
Đề án xin giấy phép ICP phải bao gồm các nội dung chính sau: Địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam; Mục đích cung cấp thông tin, nội dung thông tin và các chuyên mục dự kiến, nguồn tin, bản in trang chủ và các trang chuyên mục; Phương án tổ chức, nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
+ Văn bản chứng minh sự chấp thuận của các tổ chức cung cấp nguồn tin.
- Bước 2: Nộp hồ sơ
Tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thuộc Bộ Thông tin và truyền thông
- Bước 3: Nhận kết quả
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép icp sẽ trả kết quả là văn bản xác nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ hoặc công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung thêm các giấy tờ cần thiết khác để hoàn thành hồ sơ.
Trên đây là quy định pháp luật hiện hành về xin giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử hay còn gọi là giấy phép icp. Thực tế, đối với các doanh nghiệp, vấn đề xin giấy phép icp gặp không ít trở ngại nếu doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Phương án hiệu quả nhất trong trường hợp này là tìm đến một đơn vị chuyên nghiệp và sẵn sàng tư vấn giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Công ty Luật Gia Phát với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ miễn phí cho khách hàng. Mọi chi tiết xin liên hệ theo số hotline 098.1214.789 để được tư vấn miễn phí hoặc truy cập: luatgiaphat.vn/ luatgiaphat.com