Thành lập hội

Mục lục bài viết

  1. I. Điều kiện thành lập hội:
  2. II. Trình tự thủ tục:
  3. III. Hồ sơ xin thành lập hội:

Kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy điều kiện, thủ tục đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Sau đây Luật Gia Phát xin được chia sẻ quy định về điều kiện, thủ tục đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm tới quý khách hàng. Chúng tôi tin rằng những thông tin liên quan đến thủ tục xin Thành lập hội dưới đây sẽ giúp quý khách hàng dễ dàng bắt đầu hoạt động kinh doanh sản phẩm này.

I. Điều kiện thành lập hội:

1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ. 2. Có điều lệ;

3. Có trụ sở;

4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:

- Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

- Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

- Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

- Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

- Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít :nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.

      Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

II. Trình tự thủ tục:

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ

- Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh gửi hồ sơ xin thành lập hội đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nội vụ hoặc qua đường bưu điện (Số 03 Hai Bà Trưng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai).

- Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ) hoặc gọi điện cho cá nhân, tổ chức (nếu gửi qua đường bưu điện) bổ sung hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg và phần mềm một cửa điện tử; lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg.

Bước 2. Giải quyết hồ sơ

- Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập hội và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3. Trả kết quả giải quyết hồ sơ

Thực hiện theo Khoản 4 Điều 6 Quyết định 09/2015/QĐ-TTg.

- Thời gian nhận hồ sơ, trả kết quả và nộp lệ phí (nếu có): sáng từ 7h-11h, chiều từ 13h-17h từ sáng thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).

III. Hồ sơ xin thành lập hội:

- Đơn xin phép thành lập hội.

- Dự thảo điều lệ.

- Dự kiến phương hướng hoạt động.

- Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

- Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.

- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.

- Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

Nội dung chính của Điều lệ hội:

- Tên gọi của hội.

-  Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của hội.

- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội.

-  Thể thức vào hội, ra hội, thẩm quyền kết nạp, khai trừ hội viên.

-  Tiêu chuẩn hội viên.

-  Quyền, nghĩa vụ của hội viên.

- Cơ cấu, tổ chức, thể thức bầu và miễn nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo, ban kiểm tra, các chức vụ lãnh đạo khác của hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết.

- Tài sản, tài chính và phương thức quản lý tài sản, tài chính của hội.

-  Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính.

- Khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong nội bộ hội.

- Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ.

 - Hiệu lực thi hành.  

Trên đây là tư vấn của Luật Gia Phát để tiến hành thủ tục xin Thành lập hội. Nếu anh có vấn đề liên quan cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và tận tình sẽ giúp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất
 Mọi chi tiết xem thêm tại:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT