Ngày 21/4/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Trong đó, có quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập trung tâm tư vấn du học
So với quy định về đăng ký cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại Quyết định số 05/2013/QĐ-TTG ngày 15/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế của quy định cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thành lập và hoạt động. Vì vậy thủ tục thành lập trung tâm tư vấn du học đang ngày càng trở nên phức tạp
Theo Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gồm: doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp; các đơn vị sự nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm: giới thiệu, tư vấn thông tin về chính sách giáo dục của các quốc gia và vùng lãnh thổ; tư vấn lựa chọn trường học, khóa học, ngành nghề và trình độ phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người học; tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học theo quy định của pháp luật; tổ chức chiêu sinh, tuyển sinh du học; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập; tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, đưa cho mẹ hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Thủ tục thành lập trung tâm tư vấn du học khá phức tạp và cần am hiểu mới có thể thực hiện
Các tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải đáp ứng các điều kiện sau: thành lập theo quy định của pháp luật; có trụ sở, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có trình độ đại học trở lên, có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tướng đương, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đây chính là điều tiên quyết khi nói đến thủ tục thành lập trung tâm tư vấn du học
Về thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận, cụ thể:
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học cho tổ chức đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Thủ tục thành lập trung tâm tư vấn du học
Thứ nhất, Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du họcgồm: (i) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học với những nội dung: Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học; (ii) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; (iii) Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.
Thư hai, Về trình tự thực hiện, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Trong thời hạn 15 ngày (thay vì 25 ngày như quy định trước đây) làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nêu rõ lý do.
Bên cạnh đó, ngoài thủ tục thành lập trung tâm tư vấn du học, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP đã bổ sung quy định về trình tự thực hiện đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, cụ thể:
Khi tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học vi phạm quy định cần phảiđình chỉ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra; tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm và lập biên bản kiểm tra.
Căn cứ vào mức độ vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được tư vấn du học, tổ chức và cá nhân liên quan. Quyết định đình chỉ phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Sau thời hạn bị đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được khắc phục, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có tờ trình đề nghị được kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại gửi Sở Giáo dục và Đào tạo. Tờ trình nêu rõ việc khắc phục các nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ kèm theo các tài liệu minh chứng (nếu có). Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định tờ trình và các tài liệu minh chứng, trong trường hợp cần thiết Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế. Nếu đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại, nếu không đủ điều kiện thì có văn bản thông báo và nêu rõ lý do, hướng giải quyết.
Để được tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn