Trong thời đại ngày càng phát triển, yêu cầu của nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động ngày càng cao dẫn đến việc mỗi người đều phải tự nâng cao khả năng của chính mình. Chính vì thế, những khóa học kỹ năng nghề nghiệp ngắn hạn chính là chìa khóa cho những người đã đi làm để tranh thủ thời gian học tập và nâng cao kiến thức. Có rất nhiều cơ sở đào tạo nghề nghiệp ngày nay nhưng để có 1 cơ sở đủ tiêu chuẩn được các cấp có thẩm quyền chấp thuận phê duyệt là điều không hề dễ dàng do gặp vướng mắc ở nhiều hồ sơ. Tuy vậy nhiều cá nhân, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ muốn hoạt động tuân thủ pháp luật lại không biết các nào có thể đăng ký hoạt động dạy nghề phù hợp theo quy định của pháp luật. Hiều được những khóa khăn ấy, Luật Gia Phát xin giới thiệu tới Quý khách hàng trình tự đăng ký hoạt động đào tạo thường xuyên.
a) Đối với nghề có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức đào tạo nghề chính quy và có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp.
b) Đối với nghề không có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thì thực hiện theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này.
a) Đang hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, ngành, nghề dự kiến tổ chức mở lớp đào tạo nghề;
b) Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt theo quy định của pháp luật;
c) Có người dạy nghề là nhà giáo; nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2/5 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.
d) Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.
a) Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm tối đa 35 học viên. Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa 20 học viên. Riêng lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm dành cho người mù tối đa 10 học viên.
b) Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 học viên. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 học viên. Riêng lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người mù tối đa 8 học viên.
c) Mỗi lớp học có ít nhất một giáo viên hoặc người dạy nghề trực tiếp giảng dạy và phụ trách lớp.
Địa điểm đào tạo được thực hiện linh hoạt tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nơi sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện để dạy và học về mặt bằng, địa điểm học kiến thức nghề; địa điểm học thực hành kỹ năng nghề; phương tiện, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ đào tạo theo yêu cầu của mô - đun, môn học trong chương trình đào tạo.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Trên đây là các thông tin về trình tự đăng ký hoạt động đào tạo thường xuyên. Với nhiều năm kinh nghiệm đồng hành và phát triển cùng Quý khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, Luật Gia Phát tin tưởng rằng: Với đội ngũ luật sư, tư vấn viên giàu kinh nghiệm cùng khả năng tư vấn nhanh chóng, chính xác, nhiệt tình, chúng tôi hoàn toàn có đầy đủ khả năng giải đáp tất cả thắc mắc của Quý khách hàng về những vấn đề pháp luật.
Để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và hiệu quả nhất, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn